Hậu Giang tăng cường bảo vệ sản xuất nông nghiệp dịp Tết
UBND tỉnh Hậu Giang đã có văn bản về việc tăng cường công tác bảo vệ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang, bà Nguyễn Thị Giang cho biết, thực hiện văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở đã yêu cầu các ngành chuyên môn tăng cường công tác bảo vệ sản xuất, phòng trừ sinh vật gây hại, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Sở NN-PTNT Hậu Giang đề nghị Chi Trồng trọt – BVTV tỉnh, cùng với Phòng NN-PTNT, phòng Kinh tế các địa phương phối hợp theo dõi diễn biến và chủ động phòng chống sinh vật gây hại trên cây trồng để đảm bảo năng suất, sản lượng. Ảnh: Trung Chánh.
Theo bà Giang, hiện nay lúa Đông Xuân 2021-2022 trên địa tỉnh đã xuống giống 76.675 ha, phần lớn diện tích lúa đang ở giai đoạn làm đòng (25.718 ha) và trổ chín (5.549 ha). Diện tích rau màu xuống giống lũy kế được 6.033 ha, có 2.179 ha rau màu phục vụ Tết, với sản lượng ước đạt 32.291 tấn.
Diện tích cây ăn trái là 43.350 ha, diện tích thu hoạch phục vụ Tết 2.866 ha, ước sản lượng 27.450 tấn. Ngoài ra, còn có 528.495 chậu hoa kiểng các loại phục vụ thị trường Tết. Những diện tích sản xuất nông nghiệp nói trên cần được chăm sóc, quản lý để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu, bệnh gây ra.
Qua kết quả điều tra đồng ruộng, hiện nay rầy nâu xuất hiện tuổi 5 và trưởng thành với mật số phổ biến 1.500 - 2.000 con/m2. Dự báo sẽ có đợt rầy cám nở rộ với mật số cao từ ngày 30/1 - 5/2/2022, nhằm ngày 28 tháng chạp đến mùng 5 Tết. Do đó, các trà lúa trong giai đoạn lúa từ đẻ nhánh, làm đòng đến trổ - chín có khả năng bị rầy nâu gây hại nặng. Một số đối tượng như chuột, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bạc lá, đốm vằn cũng có khả năng phát triển mạnh trên lúa do điều kiện thời tiết thuận lợi.
Ngoài ra, các dịch hại trên cây xoài, mít, cây có múi có khả năng phát triển mạnh so với cùng kỳ. Sâu ăn tạp trên rau ăn lá, bệnh thán thư, giả sương mai, héo dây trên cây họ bầu bí dưa và ruồi đục trái gây hại trên các loại cây trồng cũng gia tăng.
Ngành nông nghiệp Hậu Giang khuyến cáo nông dân trường xuyên thăm đồng, tăng cường các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp trước, trong và sau Tết. Ảnh: Trung Chánh.
Theo đó, Sở NN-PTNT tỉnh đề nghị Chi Trồng trọt – BVTV, cùng với Phòng NN-PTNT, phòng Kinh tế các địa phương phối hợp theo dõi diễn biến và chủ động phòng chống sinh vật gây hại trên cây trồng để đảm bảo năng suất, sản lượng. Đặc biệt là sản lượng nông sản phục vụ Tết Nguyên Đán 2022 trên địa bàn. Các cơ quan chuyên môn tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp quản lý sinh vật gây hại tổng hợp để hạn chế bộc phát, lây lan diện rộng.
Ngoài ra, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2022 khả năng xuất hiện mưa trái mùa cao hơn so với cùng kỳ, do đó diễn biến sinh vật gây hại trên địa bàn trong thời gian trước, trong và sau Tết sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Cần thường xuyên kiểm tra các công trình thủy lợi để đảm bảo đủ nước tưới và an toàn trong điều kiện hạn, mặn đối với các khu vực bị ảnh hưởng mặn hàng năm.
Thanh tra Sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc buôn bán vật tư nông nghiệp, không để tình trạng lợi dụng tình hình dịch COVID-19 phức tạp tăng giá hoặc bán hàng không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng đến công tác phòng trừ sinh vật gây hại trong giai đoạn trước trong và sau Tết.
Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon
Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...
Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.
Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1
Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.
Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn
Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.
Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu
Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.
Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương
Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.
Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng
Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.
Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh
Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.
Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận
Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.
Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định
Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...
Bình luận