Hiệu quả xông đèn cho thanh long ra trái rải vụ

Nhiều nhà vườn trồng thanh long ở Tiền Giang và Long An cho thanh long ra hoa trái rải vụ bằng cách xông đèn compact để tiết kiệm điện, mang lại hiệu quả đáng kể.

watermark_anh-1-0947_20210908_21-184557.jpeg

Nhiều nông dân trồng thanh long áp dụng kỹ thuật xông đèn cho trái rải vụ vẫn đảm bảo năng suất cho cây trồng và bán được giá. Ảnh: Ngọc Trinh.

Hiện tại 2 tỉnh Long An, Tiền Giang là vùng chuyên canh thanh long lớn nhất ở khu vực ĐBSCL với diện tích hơn 21.000 ha. Thời gian gần đây, nhiều nhà vườn ở đây đã áp dụng phương pháp xông đèn để xử lý thanh long trái vụ để sưởi ấm cho cây, nhằm kích thích cây ra hoa đúng thời điểm. Nhiều nông dân cho biết việc sử dụng bóng đèn compact để xông thanh long giúp giảm khoảng 70% điện năng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo năng suất cho cây trồng.

Có thể nói những năm gần đây, người trồng thanh long ở ĐBSCL đã áp dụng công nghệ mới vào việc chăm sóc loại cây này. Theo đó, người dân sử dụng sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý hơn, quản lý dịch bệnh hiệu quả và làm quen với việc ghi chép nhật ký sản xuất.

Đặc biệt, công nghệ tưới nước tự động đã giúp nông dân tiết kiệm được 80% công lao động, tiết kiệm điện năng và nước tưới. Việc trồng thanh long ứng dụng công nghệ cao mang lại lợi nhuận tăng bình quân khoảng 2,5 - 5 triệu đồng/ha. 

Theo chia sẻ của nhiều bà con trồng thanh long, sau khi thu hoạch lứa trái cuối vụ thuận và trước xông đèn 1 tháng, cần thực hiện các bước sau. Trước nhất cần làm vệ sinh vườn như dọn cỏ sạch sẽ trong vườn thanh long, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, phun thuốc trừ sâu bệnh, tắm trụ…

watermark_anh-2-0947_20210908_27-184602.jpeg

Thanh long thường ra đọt non nhiều đợt từ tháng 10 đến tháng 12, nhà vườn chỉ nên để ít nhất 1 lần đọt non với tầm từ 15 - 20 cành vì đây sẽ là những cành cho trái vào năm sau. Ảnh: Ngọc Trinh.

Khâu quan trọng nhất là bón phân nuôi cành cho khỏe giúp ra hoa đồng loạt, cần bón phân lân từ 0,5 - 1 kg/trụ thanh long để giúp cây phân hóa mầm hoa tốt hơn. Kế tiếp tăng cường bón phân hữu cơ có thương hiệu của Công ty Behn Meyer Agricare Việt Nam như sản phẩm Fertiganic 65 OM+3-2-2, liều lượng bón 2 kg/trụ. Tiếp đó cần bón thêm phân Nitrophoska Green 15-15-15+2S, bón 150 gram/trụ…

Bên cạnh bón phân, nông dân cần phun thêm phân bón lá Hakaphos 12-32-14 với hàm lượng lân cao giúp phân hóa mầm hoa tốt hơn.

Bước tiếp theo là lựa chọn bóng đèn xông cho vườn thanh long cho phù hợp, đặc biệt nên chọn đèn compact để tiết kiệm điện. Khi thanh long đang trong giai đoạn xông đèn, ở thời điểm này, bệnh đốm trắng thường xuất hiện trên cây thanh long, do đó, cần lưu ý phòng bệnh.

watermark_anh-3-0947_20210908_192-184604.jpeg

Thanh long thường ra đọt non nhiều đợt từ tháng 10 đến tháng 12, nhà vườn chỉ nên để ít nhất 1 lần đọt non với tầm từ 15 - 20 cành vì đây sẽ là những cành cho trái vào năm sau.

Vào thời điểm xông đèn, tùy vùng đất trồng và loại thanh long mà tiến hành xông đèn. Thường vào khoảng tháng 10 âm lịch. Tùy loại, tuổi cây, ánh sáng dùng mà có thời gian xông đèn khác nhau. Nhưng thường thì từ 12 đến 16 đêm.

Nông dân cần sử dụng sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý, quản lý dịch bệnh hiệu quả và làm quen với việc ghi chép nhật ký sản xuất. Ảnh: Ngọc Trinh.
Thời điểm tiến hành xông đèn từ 18h30 hoặc 19 giờ tối đến 3 hoặc 4 giờ sáng hôm sau. Trong giai đoạn xông đèn, nhà vườn nên loại bỏ đọt non, hạn chế tưới nước. Ngoài ra, cũng quan sát hướng ánh sáng mặt trời vì bông sẽ ra nhiều vào hướng Đông Nam và Tây Nam để đặt vị trí đèn xông cho đúng. Độ tuổi cây càng lớn thì thời gian xông đèn càng lâu hơn.

Sau khi kết thúc giai đoạn xông đèn, nhà vườn cần tưới nước ngay và tưới nhiều nước liên tục từ 3 - 5 ngày. Sau đó cây sẽ bắt đầu nhú nụ.

Ông Lê Văn Hữu, nông dân ở xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) trồng 6 công thanh long ruột đỏ. Hơn 3 - 4 năm nay, ông áp dụng kỹ thuật xông đèn để cho trái rải vụ nhằm nâng cao giá trị cây thanh long. Đây là cách làm tránh trùng với thời điểm chính vụ thường bán mất giá.

Ông Hữu cho biết, thanh long mỗi năm xông đèn xử lý cho thu hoạch trung bình 3 đến 4 lần. Ngoài ra, xen kẽ trong đó, còn thu hoạch từ 4 đến 5 lần ra trái tự nhiên nhưng sản lượng không nhiều.

Năng suất thanh long đạt khoảng 30 - 35 tấn/ha/năm. Hiện nay, do ảnh hưởng dịch bệnh, giá thanh long đang xuống thấp, nông dân lãi thấp. Nếu như trước đây không có dịch bệnh, thanh long xuất khẩu thuận lợi, nhà vườn bán giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, tính ra mỗi ha thanh long đạt giá trị gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí bà con còn lãi khoảng 40 - 50% trở lên.

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...