Không chỉ giảm cân, cây củ cải còn giúp ngừa ung thư, huyết áp, tiểu đường

Ăn củ cải không chỉ giúp giảm cân, làm đẹp mà còn có tác dụng phòng chống ung thư, điều chỉnh huyết áp, tiểu đường và nhiều bệnh mãn tính khác.

cu-cai-trang-1.jpg

Củ cải còn có nhiều công dụng ngăn ngừa và chữa bệnh.

Cây củ cải được trồng rất phổ biến để lấy lá luộc ăn, lá già muối dưa và để lấy củ. Đây còn là loại thực phẩm dễ sử dụng, có thể dùng chế biến nhiều món ăn như luộc, kho, xào, nấu canh, muối dưa.

Tuy nhiên theo bác sĩ Lê Thân (Bệnh viện Y học Cổ truyền Quảng Nam), tác giả của sách "Thuốc ở quanh ta", củ cải còn có nhiều công dụng ngăn ngừa và chữa bệnh.

Giảm nguy cơ ung thư

Củ cải chứa chất phytochemical và anthocyanins có tính chất chống ung thư. Ngoài ra, nó là một loại củ giàu vitamin C có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ để ngăn chặn các tổn hại một số gốc tự do bên trong các tế bào, do đó giúp ngăn ngừa ung thư.

Điều chỉnh huyết áp

Đây là nguồn thực phẩm giàu kali giúp duy trì sự cân bằng natri - kali trong cơ thể, nhằm giữ cho huyết áp ổn định. Một nghiên cứu về dinh dưỡng và thực tiễn cho thấy lá củ cải có tác dụng hạ huyết áp ở những người bị tăng huyết áp đáng kể.

Tốt cho người bệnh tiểu đường

Insulin vốn là một hormone được tiết ra bởi tuyến tụy có vai trò trong việc hấp thu glucose. Người bệnh tiểu đường không thể hấp thụ insulin của cơ thể sản xuất hoặc không thể sản xuất ra insulin, củ cải có thể là một giải pháp.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường thường không được ăn nhiều thức ăn có đường hoặc tinh bột. Củ cải lại rất giàu chất xơ và có chỉ số glycemic thấp, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng củ cải vì nó không làm lượng đường trong máu tăng lên.

Phòng chống cảm lạnh và ho

Nếu hay bị ho và mắc cảm lạnh, củ cải có thể là một ý tưởng tốt để bổ sung vào chế độ ăn uống nhằm phòng tránh các căn bệnh này. Đây là một trong các loại rau củ có thể chống xung huyết, hình thành các chất nhầy trong cổ họng. Ngoài ra, củ cải cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng dẫn đến cảm lạnh và ho.

Ngăn ngừa bệnh vàng da

Củ cải được biết đến là loại thực phẩm có tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố. Bộ phận nhận được nhiều lợi ích nhất từ việc loại bỏ độc tố có hại là gan và dạ dày, bởi củ cải không chỉ chứa nhiều nước, chất xơ có thể làm sạch đường ruột, giàu vitamin C.

Củ cải có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh vàng da, nó giúp điều chỉnh lượng bilirubin trong máu và làm tăng cung cấp oxy cho cơ thể. Đó là do củ cải giúp kiểm soát sự phá hủy hồng cầu làm bilirubin trong máu tăng cao, nguyên nhân chính gây bệnh vàng da.

Chống táo bón

Củ cải được cho là “thần dược” để chữa chứng khó chịu này. Nó có hàm lượng chất xơ cao, giúp làm sạch các thức ăn, cặn bã bị mắc kẹt trong ruột già, tống ra ngoài… Giúp tăng cường sự tiết dịch tiêu hóa và mật làm cho hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả nhất. Ngoài củ cải ra, người bệnh táo bón cần nhất là thay đổi lối sống vận động, năng tập thể dục và không quên uống nước...

Giúp giảm cân

Củ cải rất ít calo cộng thêm hàm lượng chất xơ cao làm người ăn cảm thấy no nhanh. 100g củ cải tươi chỉ chứa 16 calo, do vậy ăn củ cải vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giảm cân.

Tốt cho người bệnh hen suyễn

Củ cải có đặc tính chống xung huyết, do vậy rất có lợi cho người bệnh hen suyễn. Người bị hen suyễn thường bị xung huyết đường hô hấp, củ cải sẽ cải thiện được những dấu hiệu này. Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, củ cải có khả năng chống các kháng nguyên gây dị ứng đường hô hấp, giúp bảo vệ các lớp lót đường hô hấp khỏi bị nhiễm trùng.

 Duy trì sự tươi trẻ

Vì củ cải chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, nên có thể ăn củ cải để ngăn chặn tác hại của các gốc tự do. Thậm chí có thể nghiền củ cải tươi đắp trên da, vì nó có đặc tính làm sạch.

Giữ cho thận khỏe mạnh

Đặc tính nổi trội nhất của củ cải là phòng chống các bệnh liên quan đến thận như viêm đường tiết niệu, bảo vệ thận. Các hợp chất diuretic tự nhiên của củ cải có tác dụng rất tốt để cải thiện sức khỏe của quả thận. Chúng đóng vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể.

Các bài thuốc từ củ cải 

- Ho suyễn lâu ngày, nhiều đàm - nhất là người già - kèm theo chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi: hạt cải củ (la bặc tử) 10g, hạt tía tô (tô tử) 10g, hạt cải canh (bạch giới tử ) 04g; ba thứ sao thơm tán nhỏ, cho vào túi vải thêm 500ml nước, sắc còn 200ml chia làm ba lần uống trong ngày. Bài thuốc này là một bài nổi tiếng trong Đông y với tên tam tử dưỡng thân thang; ngoài ý nghĩa gồm 3 loại hạt (tử), còn có ý nghĩa 3 người con dưỡng cha mẹ già.

- Người bệnh đái tháo đường dùng: củ cải 200g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g; nấu thành cháo, ăn nóng ngày 2 lần, ăn liền nhiều ngày.

- Chảy máu cam: củ cải sống giã vắt lấy nước, thêm chút rượu rồi nhỏ vào mũi.

- Nhiệt lỵ và đại tiện ra máu: củ cải sống giả nát, lọc lấy một chén nhỏ nước, thêm mật ong bằng 1/2 nước lọc củ cải, nấu lên cho chín, uống hằng ngày vào buổi sáng.

- Mất tiếng không nói được: củ cải sống, gừng sống giã vắt lấy nước từng thứ; trộn hai thứ vào nhau rồi uống.

- Chứng quáng gà: hạt cải củ (rang, bỏ vỏ, nghiền bột), gan động vật (rang khô, nghiền bột) 2 thứ có lượng bằng nhau trộn đều, ngày 02 lần, mỗi lần 02g uống với nước đun sôi.

- Táo bón: hạt cải củ 30g, sao vàng, uống hết một lần, uống với nước ấm, trẻ nhỏ thì giảm bớt liều.

- Ăn vào nôn ra: hạt cải củ 12g tẩm mật, nghiền nát, chưng ăn.

- Sỏi mật: củ cải 400g, mật ong 100g; củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô, chú ý không để củ cải cháy; ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn như nước canh

Từ khóa: Cây củ cải

Bình luận

9 đặc sản vùng miền Việt Nam được công nhận kỷ lục châu Á

Tổ chức Kỷ lục châu Á mới đây đã chính thức công nhận kỷ lục châu Á cho 9 món ăn, đặc sản vùng miền Việt Nam. Đó là những đặc sản nào?

Săn phật thủ Bồ Tát Hoàng Kim cực quý hiếm

Thời gian gần đây xuất hiện một loại phật thủ siêu quý hiếm có tên là Bồ Tát Hoàng Kim, sản vật thờ cúng dịp Tết có tiền chưa chắc đã mua được.

Làm mưa nhân tạo, lão nông miền Tây nuôi loài cá quý hiếm, sắp tuyệt chủng

Ông Lý Văn Bon (Bảy Bon), ở Cồn Sơn - giữa sông Hậu (Cần Thơ) nuôi hàng nghìn con cá chốt chuột - loại cá đang hiếm dần trên dòng Mê kông.

Đặc sản dân dã lên sàn thương mại điện tử đắt hàng như tôm tươi

Rau sắn được coi là món ăn đặc sản ở Phú Thọ, loại rau này hiện được bán ở khắp các sàn thương mại điện tử và khá "hút" khách, có shop bán hàng trăm suất mỗi ngày.

Những lợi ích của nho với sức khỏe

Nho chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường; cải thiện trí nhớ, tâm trạng; ngăn rụng tóc, hỗ trợ giấc ngủ…

Xoài Yên Châu

Xoài Yên Châu là trái cây đặc sản được trồng ở các xã Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán… thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Theo người dân địa phương, giống xoài này được trồng ở Yên Châu từ rất lâu đời, tập trung trên vùng gò đồi có địa hình thấp.

5 lợi ích của dầu hạt bông cải xanh đối với sức khoẻ

Dầu hạt bông cải xanh được tạo ra bằng cách ép lạnh những hạt nhỏ của mầm bông cải xanh. Mầm bông cải xanh được cho là chứa chất chống oxy hóa sulforaphane nhiều hơn 80-100 lần so với bông cải xanh. Dưới đây là một số công dụng của loại dầu này đối với sk

1,2 triệu đồng một kg nấm mối đầu mùa

Mỗi kg nấm mối búp đầu mùa được các đầu mối bán giá 1,2 triệu đồng nhưng vẫn có nhiều khách đặt mua.

Sầu riêng Thái Lan dội chợ, giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’

Được quảng cáo thuộc top ngon nhất thế giới, loại sầu riêng Thái Lan có múi nhỏ xíu, cơm vàng óng mềm mịn, vị ngọt sắc liên tục cháy hàng dù giá đắt gấp đôi sầu riêng Việt Nam.

Cà cuống: Món ngon quý hiếm từ sình lầy, không phải ai cũng có cơ hội ăn thử

Nghe cái tên cà cuống có vẻ quen tai nhưng không phải ai cũng từng nhìn thấy hay được thưởng thức chúng.