Không chủ quan, lơ là trong chăm sóc vật nuôi khi rét đậm, rét hại

Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, rét đậm, rét hại xảy ra ở vụ Đông Xuân hàng năm là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng lớn đến tổng đàn vật nuôi, đặc biệt là ở khu vực Trung du miền núi

chong-ret-gia-suc-210220221-03.jpg

Ông Nguyễn Văn Giới, thôn 11, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), đốt lửa sưởi ấm cho gia súc. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN Ảnh: Xuân Tư/TTXVN

Nguyên nhân gia súc, gia cầm bị chết do bị đói, rét kéo dài, nhiệt độ xuống thấp kèm theo điều kiện về chuồng trại, vệ sinh môi trường không tốt làm phát sinh dịch bệnh. 

Từ tháng 12/2021 đến nay, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã xảy ra 3 đợt không khí lạnh mạnh gây rét đậm, rét hại. Đặc biệt từ ngày 19/2-23/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xảy ra đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất kể từ đầu vụ Đông Xuân 2021-2022. Nhiều nơi nhiệt giảm sâu, vùng núi cao xảy ra mưa tuyết và băng giá; trung du và đồng bằng đưới 10 độ C. 

Tính đến nay, các tỉnh miền núi phía Bắc đã có 160 con gia súc bị chết, gồm: Bắc Kạn 18 con; Sơn La 142 con. Đối tượng gia súc bị chết rét chủ yếu là trâu, bò già yếu, bê nghé non ở các hộ gia đình nghèo, cận nghèo không có điều kiện tốt về chuồng trại, dự trữ thức ăn.

Theo ông Dương Tất Thắng, trong những năm qua, việc phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi được triển khai quyết liệt từ Trung ương đến địa phương và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ vụ Đông Xuân 2007-2008 rét đậm, rét hại xảy ra đã làm chết trên 200.000 gia súc, đến nay, số lượng gia súc chết đói, rét giảm rõ rệt.

Rút kinh nghiệm qua các năm, trước khi bước vào mùa đông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Cục Chăn nuôi đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; đồng thời tổ chức các cuộc họp triển khai công tác phòng, chống đói, rét cho vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2021- 2022.

Để đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ, ngành và các địa phương đã tích cực hướng dẫn người dân tranh thủ những ngày trời nắng thu gom các loại cỏ thân mềm phơi khô, bảo quản, dự trữ ở nơi khô ráo; tận dụng thân cây ngô, lạc, ngọn mía, bã mía, cỏ trồng để chế biến, dự trữ bằng hình thức ủ chua, ủ men vi sinh. Số lượng rơm, cỏ khô dự trữ cho trâu, bò tối thiểu từ 200 kg/con trở lên. Các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn để chế biến cải thiện dinh dưỡng của rơm, rạ và các phụ phẩm nhiều chất xơ...

Về chuồng trại, các hộ chăn nuôi dùng bạt, bao dứa, tấm nylon lớn hoặc các vật liệu khác để che chắn chuồng trại đảm bảo đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt chuồng trong những ngày mưa rét. Những hộ còn chăn thả gia súc trong rừng phải thực hiện ngay việc di chuyển đàn gia súc về nuôi nhốt tại chuồng hoặc đến những nơi kín gió có đủ các điều kiện đảm bảo cho đàn gia súc tránh rét. 

Để đảm bảo phòng chống dịch bệnh, người chăn nuôi cần dọn vệ sinh chuồng nuôi gia súc hàng ngày, đảm bảo chuồng nuôi luôn khô ráo; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi 1 lần/tuần; xử lý phân gia súc bằng phương pháp ủ nhiệt hoặc ủ men vi sinh. Đặc biệt là không tích trữ phân gia súc trong chuồng đang nuôi nhốt gia súc. 

Vào những ngày rét đậm, rét hại, người chăn nuôi cần tăng cường chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc đảm bảo khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng cho gia súc để chống rét và dịch bệnh. Những gia súc gầy, gia súc non cần có chế độ chăm sóc hợp lý để tăng cường sức đề kháng với dịch bệnh, giá rét. Thực hiện các biện pháp phòng, trị bệnh cho gia súc thường mắc trong mùa đông như: cước chân, bệnh đường hô hấp...

chong-ret-gia-suc-210220221-04.jpg

 Người dân xã Minh Tiến, huyện Lục Yên (Yên Bái) che chắn chuồng trại cho gia súc trong những ngày giá rét. Ảnh: Đức Tưởng/TTXVN
 
Những ngày dưới 12 độ C, vật nuôi phải được nuôi nhốt cho ăn tại chuồng, không chăn thả hoặc bắt gia súc làm việc. Cung cấp đủ lượng thức ăn thô xanh cho mỗi con gia súc trưởng thành tối thiêu 5 kg rơm khô/ngày hoặc 20 kg thức ăn xanh/ngày; cho gia súc uống nước muối ấm; bổ sung thức ăn tinh nên nấu cháo, cám cho gia súc ăn, đồng thời bổ sung các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

Người chăn nuôi cần tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc theo quy định. Phát hiện kịp thời dịch bệnh; khi có dịch bệnh xảy ra phải báo cáo chính quyên địa phương, cơ quan chuyên môn chẩn đoán chính xác bệnh. Người dân cần thực hiện “3 không, 3 có” trong chăn nuôi (3 không: không thả rông, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, không dấu dịch; 3 có: có chuồng trại, có xử lý chất thải trong chăn nuôi; có tiêm phòng cho gia súc).  

Ông Dương Tất Thắng nhấn mạnh: "Người dân không chủ quan, lơ là trong chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý vật nuôi trước, trong và sau rét đậm, rét hại. Sau khi kết thúc từng đợt rét cần khẩn trương vệ sinh chuồng trại, cho trâu, bò thích nghi dần với khí hậu ngoài chuồng nuôi, phòng chống bùng phát dịch bệnh".

Theo Cục Chăn nuôi, đàn gia súc ăn cỏ của 20 tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ thường xuyên chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, gồm: trâu 1,89 triệu con, bò 2,19 triệu con, ngựa 49,58 nghìn con, dê 2,65 triệu con chiếm tỷ lệ lần lượt là  81%, 36,6%, trên 97% và 44% tổng đàn trâu, bò, ngựa, dê của cả nước.

Nguồn: Theo TTXVN

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...