Không cố "trồng lúa bằng mọi giá" trên diện tích không thuận lợi

Tại những diện tích lúa không chủ động được nguồn nước hoặc điều kiện thiên tai, dịch bệnh... khó khăn cần được chuyển đổi, không "trồng lúa bằng mọi giá".

trong-lua.jpg

Bộ NNPTNT khuyến nghị người dân chuyển đổi đất trồng lúa tại những khu vực hiệu quả thấp. Ảnh: Tiến Văn

Không "trồng lúa bằng mọi giá"

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tổng diện tích canh tác vụ hè thu 2021-2022 cả nước dự kiến gieo cấy khoảng trên 3 triệu hecta lúa. Nguồn nước thiếu hụt, giá vật tư “phi mã”, diễn biến thời tiết phức tạp… đang là những yếu tố tiêu cực khiến sản xuất vụ đông xuân năm nay gặp nhiều khó khăn so với các năm trước.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) Nguyễn Văn Tỉnh cho hay, với lượng nước trữ tại các hồ thủy điện ở mức thấp như hiện nay và tình trạng hạ thấp mực nước hạ du hệ thống sông đang tiếp tục diễn ra, Tổng cục Thủy lợi đang chủ trì, phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các địa phương trình Bộ NNPTNT phương án điều tiết nước các hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang có hiệu quả để bảo đảm phục vụ sản xuất theo đúng kế hoạch và tiết kiệm nước tưới. Hiện nay, lịch lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2021-2022 đã được thông tin tới các địa phương với mục tiêu: Đảm bảo đủ nước phục vụ gieo cấy lúa, nhưng không được lãng phí tài nguyên nước đang rất thiếu hụt.

xuat-khau-gao-tan-lo.jpg

Đông xuân là vụ lúa quan trọng nhất của cả nước. Ảnh: Tân Long

Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) lưu ý: Tình trạng thiếu nước tại các tỉnh miền Bắc là rất rõ rệt, vì vậy, tại những diện tích không chủ động được nguồn nước, các địa phương cần chuyển đổi sang các loại cây trồng thích hợp hơn, cho hiệu quả kinh tế cao hơn, không trồng lúa "bằng mọi giá".

Khắc phục các nguy cơ dịch bệnh, vật tư, khí hậu

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng cũng chia sẻ: Chưa bao giờ vụ đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại phải đối mặt với nhiều thách thức như vụ đông xuân năm nay.

"Mấy năm gần đây, vụ lúa này thường chỉ đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ xâm nhập mặn, hạn hán vào cuối vụ. Nhưng vụ đông xuân 2021-2022 phải đối mặt với 4 thách thức lớn là đại dịch COVID-19; nguy cơ xâm nhập mặn; giá phân bón liên tục tăng cao và không thể đoán định được thị trường ở thời điểm bước vào thu hoạch rộ do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường" - ông Lê Thanh Tùng nhấn mạnh.

Trước tình hình đó, Bộ NNPTNT và các địa phương ĐBSCL đã nỗ lực hỗ trợ nông dân triển khai sản xuất để vụ đông xuân - vụ lúa quan trọng nhất trong năm đảm bảo thắng lợi. Nhiều giải pháp được khuyến cáo thực hiện: Xuống giống sớm để phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán; tạo điều kiện cho nông dân ra đồng vừa sản xuất vừa đảm bảo phòng tránh dịch bệnh; thay thế phân bón DAP bằng các phân đơn urea, phân lân nung chảy hoặc super lân, giảm lượng giống gieo sạ… để giảm giá thành lúa.

Cục Trồng trọt cũng khuyến nghị, tại các tỉnh phía Bắc, lập xuân sẽ vào ngày 4.2.2022, các địa phương cần bố trí thời vụ, cơ cấu giống để bảo đảm lúa trổ vào thời gian an toàn, tránh ảnh hưởng tiêu cực của các đợt rét đậm, rét hại và đợt rét cuối. Do đó, các địa phương chỉ đạo sản xuất trà xuân muộn là chủ lực, tăng diện tích lúa chất lượng, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện không thuận; khuyến khích sử dụng các giống lúa ngắn ngày và chỉ bố trí giống lúa dài ngày trên các chân đất đặc thù...

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...