Lúa xuân dự báo trỗ muộn, đề phòng bệnh đạo ôn cổ bông
Năm nay, lúa xuân tại Nghệ An dự báo có thể trỗ muộn, vì vậy cần hết sức đề phòng nguy cơ bệnh đạo ôn cổ bông gây hại.
So với các vụ lúa xuân gần đây, vụ lúa xuân năm nay lúa trỗ muộn hơn 7 – 8 ngày do diễn biến thời tiết từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay liên tục xuất hiện các đợt không khí lạnh tràn về, kéo theo rét đậm, rét hại, nhiệt độ không khí xuống thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 – 1 độ C so với cùng kỳ, kèm theo mưa nhỏ và thiếu ánh sáng.
Năm nay, dự báo lúa xuân của Nghệ An sẽ trỗ muộn, nguy cơ bệnh đạo ôn cổ bông vì vậy cần hết sức đề phòng. Ảnh: TL.
Theo dự báo của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Nghệ An và qua khảo sát thực tế ở nhiều địa phương, dự kiến thời gian trỗ bông của vụ lúa xuân năm 2022 tại Nghệ An diễn ra như sau:
Diện tích lúa trỗ trước 10/4 có khoảng 2.500 ha, chiếm tỉ lệ 2,73%. Số diện tích này thuộc diện sâu trũng, được bà con nông dân gieo cấy sớm để thu hoạch sớm làm vụ hè thu chạy lụt.
Diện tích lúa trỗ từ sau 10/4 đến 20/4 có khoảng 19.500 ha, chiếm tỉ lệ 21%. Số diện tích này thuộc diện đất vàn, được gieo cấy sớm để khi thu hoạch xong lúa xuân thì gieo cấy ngay lúa hè thu kịp thời vụ nhằm né nguy cơ dễ bị ngập lụt trong mùa mưa bão thịnh hành ở Nghệ An từ sau ngày 10 tháng 9 trở đi.
Diện tích lúa trỗ sau 20/4 đến 30/4 có khoảng 61.800 ha, chiếm ti lệ 67,43%. Hầu hết diện tích này thuộc loại đất vàn cao, ít bị ngập lụt khi có mưa to trong mùa mưa bão.
Trà lúa xuân trỗ muộn nhất sau ngày 30/4 đến 5/5 có khoảng 8.022 ha, chiếm tỉ lệ 8,75%. Đây là diện tích đất cao, rất ít bị ảnh hưởng trong mùa mưa bão.
Từ những nhận định và dự báo như trên, khả năng vụ lúa xuân năm nay sẽ trỗ muộn hơn so với các vụ lúa xuân 2 - 3 năm gần đây từ 7 – 8 ngày là chắc chắn. Từ đó, chúng ta biết để chủ động có kế hoạch tổ chức vụ sản xuất hè thu và vụ mùa năm 2022.
Ngoài việc cần quan tâm vụ lúa xuân năm nay trỗ muộn, vấn đề thứ hai rất đáng được quan tâm hiện nay chính là khả năng xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông trên cây lúa. Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An, hiện tại trên đồng ruộng toàn tỉnh đang có hơn 4.751 ha lúa xuân nhiễm bệnh đạo ôn lá chưa được phòng trừ triệt để, trong đó tập trung nhiều ở các huyện Yên Thành, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Nghĩa Đàn…
Đây là nền có sẵn để nấm bệnh tiếp tục tồn tại, phát triển và lây lan vào thời kỳ lúa trỗ bông để gây bệnh đạo ôn cổ bông nếu không được chủ động phòng trừ ngay từ bây giờ.
Nông dân cần thường xuyên thăm đồng để kiểm tra, phòng trừ sớm bệnh đạo ôn cổ bông. Ảnh: TL.
Để chủ động ngăn ngừa bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện gây hại trên cây lúa xuân năm nay, ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Sở đã có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương và bà con nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
Một: Ngay từ bây giờ ra đồng quan sát, kiểm tra kỹ trên từng thửa ruộng có vết bệnh đạo ôn mới xuất hiện không. Nếu có phải tiến hành phun thuốc phòng trừ ngay trước khi lúa trỗ bông.
Hai: Những cánh đồng và những thửa ruộng vừa qua đã bị nhiễm bệnh đạo ôn trên lá và đã được phun thuốc phòng trừ, cần được tiếp tục phun lại thuốc lần thứ 2 để đảm bảo an toàn trước khi lúa trỗ.
Ba: Thuốc phun để phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông nên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phun như: Beam 75WP, Kabim 30WP, Filia 35EC… Cách pha chế, liều lượng phun cho một sào thực hiện đúng hướng dẫn có ghi ở ngoài vỏ bao bì, nhãn mác.
Bốn: Chỉ nên phun thuốc vào những lúc trời khô ráo, không có mưa và sương mù nhiều. Tốt nhất phun vào buổi trưa hoặc buổi chiều khi trời không có mưa làm trôi mất thuốc. Khi phun thuốc lưu ý, những nơi nào vừa qua vả cả hiện nay lúa bị nhiễm bệnh nặng thì phun thuốc đậm vào từ gốc lúa đến thân, lá lúa để không bỏ sót vết bệnh lưu lại ở đó và sau đó tái phát trở lại để gây bệnh.
Năm: Đề nghị UBND các huyện, thành, thị và UBND các xã, phường, thị trấn quan tâm đặc biệt công tác phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông trước, trong và sau khi lúa xuân trổ bông để có được một vụ lúa xuân thu hoạch trọn vẹn, an toàn.
Bệnh đạo ôn cổ bông là loại bệnh cực kỳ nguy hiểm, làm cho cả bông lúa lép lửng gần như 100%. Bài học nhớ mãi không bao giờ quên, đó là vụ lúa xuân năm 2017, thời kỳ lúa trỗ mưa nắng đan xen, cộng thêm vết bệnh đạo ôn lá có sẵn trên cây lúa chưa phòng trừ triệt để nên năm đó hàng ngàn ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông làm giảm năng suất nghiêm trọng. Vì vậy, không thể chủ quan bệnh đạo ôn có thể gây hại trong vụ lúa xuân năm nay.
Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon
Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...
Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.
Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1
Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.
Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn
Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.
Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu
Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.
Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương
Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.
Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng
Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.
Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh
Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.
Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận
Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.
Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định
Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...
Bình luận