Những đúc rút còn nguyên giá trị

Những kinh nghiệm được ông cha đúc rút từ thực tiễn sản xuất, ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, nhất là trong định hướng nông nghiệp thân thiện môi trường.

Nông nghiệp đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển: Cách mạng xanh vào những năm 1960, năng suất cây lương thực tăng nhanh, đưa thế giới thoát khỏi nạn đói. Đầu thế kỷ 21 là những nỗ lực cắt giảm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Năm 2000 – 2005 là giai đoạn khó khăn để thay đổi việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân EU, nhưng sau đó họ đã thành công. Lượng thuốc BVTV được sử dụng giảm nhiều. Các nước thực hiện tốt việc này ở châu Âu là Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan.

20211127_115803-0856_20220221_90-224115.jpeg

Cây cam cổ đang trồng ở trang trại của chị Đoàn Thị Hòa tại thôn Ngũ Lão, xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Thu Hương.

Năm 2010, Hà Lan giảm 95% lượng thuốc BVTV so với năm 1998. Hiện nay có hai xu thế, một là nông nghiệp hữu cơ: Trang trại hữu cơ, một hệ sinh thái nông nghiệp khép kín gồm trồng trọt và chăn nuôi. Hai là ứng dụng toán, công nghệ số vào nông nghiệp. DSS - Decision Support Systems - hệ thống cảnh báo nguy cơ bệnh hại để nông dân quyết định đúng thời điểm phun thuốc bảo vệ cây trồng là một ví dụ. Tuy nhiên, tôi nhận thấy những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của cha ông đã đúc kết và truyền lại cho chúng ta là vô cùng quý giá.

"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

Nước: Nước vô cùng quan trọng với đời sống của cây trồng. Quang hợp CO2 + H2O = C6H12O6. Cây cần được cung cấp đủ nước, nhưng đủ thôi, thừa cũng gây hại cho cây và cho vi sinh vật có ích. Điều kiện lý tưởng cho cây trồng cạn là đất chứa 50% chất rắn, 25% nước và 25% không khí. Nếu quá nhiều nước trong đất, nước sẽ chiếm chỗ của không khí, rễ của cây trồng cạn không có đủ ô xy để hô hấp, rễ yếu đi và có thể chết.

Vì thế sau trận mưa to và kéo dài, nắng bật lên, cây có thể bị héo mặc dù nước có dư. Phần nhiều si sinh vật có ích (như Trichoderma ssp.) là hảo khí. Dư nước, thiếu ô xy trong đất gây hại cho chúng. Khi mật độ vi sinh vật có ích bị giảm đi, vi sinh vạt gây hại có cơ hội tăng nhanh, gây hại cho cây.

20220220_162919-0857_20220221_886-224116.jpeg

Những quả cam giống cổ của gia đình chị Đoàn Thị Hòa nặng đến 600gr. Ảnh: Thu Hương.

Phân bón: Cây trồng cần N, P, K, Mg, C, Fe, Bo, Mn, Cu..., thiếu hay thừa đều không tốt cho cây. Việc thừa phân bón, tôi đã viết trong bài "Kiến thức cho nông dân", đăng trên Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 16/2/2022. Ngoài ra, bón phân hữu cơ giúp cây phát triển ổn định, cho sản phẩm chất lượng tốt và cung cấp thức ăn cho giun đất và vi sinh vật. Theo Kinsey & Walters (Neal Kinsey' s Hands - on Agronomy, 1993, 2003) thì đất có hàm lượng chất hữu cơ (OM) 2,5%, vi sinh vật trong đất đã bắt đầu chết vì đói.

pH đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. pH để cây trồng hấp thu tốt đa số các nguyên tố là từ 5,5 - 7,0. pH thấp, cây dễ bị thiếu Ca, Mg. pH cao trên 7,0 nhiều cây trồng không thể hấp thu được sắt (Fe), lá non không có diệp lục, cây không phát triển. Để tăng pH, ngoài bón vôi, bạn bón phân lân nung chảy. Còn giảm pH thì bạn bón lân Super phosphate Lâm Thao.

Cần: Không gì có thể thay thế được việc chăm sóc ruộng đồng của con người trong sản xuất nông nghiệp. Nhớ hồi tháng 6/2021 ở CARAH (Centre pour l'Agronomie et l'Agro-industrie de la Province du Hainaut - Trung tâm Nghiên cứu thúc đẩy Phát triển nông nghiệp phi lợi nhuận của tỉnh Hainaut, Bỉ), khi thời tiết thuận lợi cho nấm sương mai Phytophthora infestans (P. infestans) trên khoai tây, nông dân liên tục gọi điện đến CARAH để được tư vấn thời điểm phun lần 1 cho khoai tây.

20220220_165531-0857_20220221_166-224117.jpeg

Chỉ 1 quả cam ở trang trại của chị Đoàn Thị Hòa nhưng có thể vắt được 230 ml nước. Ảnh: Thu Hương.

Nông dân ở đây sử dụng phần mềm Vigimap để quyết định thời điểm phun, lựa chọn thuốc phù hợp để bảo vệ cây trồng hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Về lý thuyết, nông dân sẽ phun phòng sương mai cho khoai tây khi nấm P. infestans ở thế hệ thứ ba. Tuy nhiên, Vigimap không thể hiểu được năm 2020 khô, nguồn bào tử P.infestans trong tàn dư khoai tây từ 2020 không nhiều, nông dân bắt đầu phun ở thế hệ P.infestans thứ tư cho hiệu quả cao nhất. Và vì thế, họ cần đến tư vấn của các nhà nông học ở CARAH.

Giống: Kiểu gien + môi trường = kiểu hình. Cả ba yếu tố bên trên (nước, phân, cần) đều là tác động của môi trường. Đã qua rồi thời kỳ chỉ quan tâm đến năng suất. Tại thời điểm này, giống cho chất lượng sản phẩm cao, kháng bệnh đang được ưu tiên. Chúng ta có những giống quý như hành tím Lý Sơn, tỏi tía, hành đỏ Hải Dương, cam cổ...

Nói về cam cổ, đó là giống cam tuyệt vời, có thể trồng hữu cơ hay thuận tự nhiên, không sử dụng thuốc hóa học. Nó không bị bệnh Greening, có thể bị đốm lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris) nhưng tự vượt qua, sinh trưởng mạnh mẽ. Quả nhiều nước (quả 600 g cho 230 ml nước cam), chín vào tháng 1 dương lịch, giáp Tết để người dân dâng lên tổ tiên vào dịp Tết. Quả chín bảo quản được đến tháng 5 dương lịch trong điều kiện nhiệt độ phòng. Nó là giống cần được bảo tồn và phát triển.

Hiện giống này đang được trồng tại trang trại của chị Đoàn Thị Hòa tại thôn Ngũ Lão, xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Ngày xưa quê chị nhà nào cũng trồng giống cam này, nhưng chỉ vì nó là giống cam chua, cách đây 30 năm người ta phá hết, chỉ mình chị giữ lại. Chị nói nước cam với mật ong, một sự kết hợp hoàn hảo đã bảo vệ chị không bị viêm họng trong những năm tháng dạy học.


"Lúa thứ hai, khoai thứ nhất"

“Lúa thứ hai” – lúa tốt thứ nhì cánh đồng: Tôi rất thích câu này. Khi cấy giống lúa Bắc Thơm số 7, giống nhiễm bạc lá. Lúa của tôi không bị bệnh bạc lá ngay cả trong vụ mùa vì tôi chỉ bón 60 - 65 kg N/ha, thấp so với mặt bằng chung ở ĐBSH. Năng suất luôn đạt 1,3 - 1,4 tạ/sào (3,6 - 3,8 tấn/ha) vụ mùa và 1,6 - 1,8 tạ/sào (4,4 – 5,0 tấn/ha) trong vụ xuân. Không mất mùa riêng bao giờ.

duc-rut-kinh-nghiem-cua-cha-ong-0909_20220221_583-224119.jpeg

Cây cam cổ trồng ở trang trại của chị Đoàn Thị Hòa tại thôn Ngũ Lão, xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Thu Hương.

“Khoai thứ nhất” – Khoai ở đây cha ông ta nói đến khoai lang. Người ta muốn thân lá phát triển càng nhanh càng tốt trong giai đoạn đầu để tăng nhanh diện tích quang hợp (bón lót, bấm ngọn để cây ra nhánh, nhanh chóng phủ kín mặt luống), tận dụng khoảng thời gian đầu vụ đông khi có nhiều ánh sáng để cây tổng hợp nhiều đường rồi vận chuyển tích lũy trong củ ở dạng tinh bột.

"Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen"

“Khoai ruộng lạ”: Luân canh cây trồng sẽ giảm được áp lực sâu bệnh hại, đồng thời giúp cây trồng sử dụng nguồn dinh dưỡng trong đất hiệu quả. Ví dụ khoai cần nhiều ka li, cây họ đậu lại cần nhiều can xi.

“Mạ ruộng quen”: Ngày xưa chưa gieo mạ sân như bây giờ. Ngoài diện tích gieo vãi thì chỉ có mạ dược. Mỗi làng đều có khu gieo mạ gần khu dân cư để tiện chăm sóc. Thời kỳ mạ, bệnh chưa xuất hiện (nhớ hồi tôi còn bé, chỉ có châu chấu non, gọi là châu chấu cơm ăn lá mạ mùa, tháng 6 - 7, người ta dùng dậm để vợt châu chấu). Cứ gieo cùng chân ruộng như thế qua nhiều năm, không cần thay đổi khu gieo mạ.

"Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao"

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Người xưa có ý nhắc chúng ta mùa nào thứ ấy. Việc trồng cây đúng thời vụ cũng né tránh đáng kể sâu bệnh hại cho cây. Hành củ ở ĐBSH nên trồng trước 20/10 để tránh độ ẩm không khí cao (RH ≥ 90%) và mưa phùn khi cây chưa gập dọc, giảm đáng kể nguy cơ bị mắc sương hành (Peronospora destructor) cuối vụ. Nếu muốn trồng cây vụ sớm để được giá, như cà chua sớm chẳng hạn, chúng ta phải chọn giống kháng bệnh vàng lùn xoăn lá (TYLCD) vì trồng sớm sẽ bị nhiều bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) truyền bệnh này tấn công. Tháng 9, 10 có thể vẫn mưa nhiều, nên chọn giống kháng vi khuẩn héo xanh (Ralstonia solanacearum) và héo vàng (Fusarium oxysporum) là cần thiết.

"Người ta xanh tốt rầm rà

Mà tôi héo hắt hỡi bà cấy ơi"

Cây cối cũng có tâm hồn. Hãy đối xử tốt với chúng, cha ông nhắc chúng ta như thế.

Sinh ra và lớn lên ở làng quê, những câu ca dao về kinh nghiệm sản xuất của cha ông thấm dần vào tôi qua năm tháng. Do theo nghề nông, tôi lý giải thông điệp mà cha ông truyền lại theo ý hiểu của mình. Nếu bạn thấy chỗ nào tôi hiểu chưa đúng, bạn góp ý giúp tôi. Tôi mong rằng những kinh nghiệm quý báu đó được kế thừa, áp dụng và lưu truyền.

TS Phạm Thị Thu Hương

(Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm)

 

 

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...