Nông dân điêu đứng vì gừng chết hàng loạt
Nhiều diện tích gừng đang xanh tốt bất ngờ nhiễm bệnh chết hàng loạt khiến người trồng thiệt hại nặng. Dù đã sử dụng các biện pháp xử lý nhưng không hiệu quả.
Ông Lê Hào (trú xã Bình Quế, Thăng Bình, Quảng Nam) buồn rầu bên ruộng gừng đã chết hết hơn 1 nửa. Ảnh: L.K.
Khoảng 1 tháng gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Thăng Bình (Quảng Nam) vô cùng lo lắng trước tiện tượng gừng trồng bất ngờ vàng lá rồi chết khô, thối củ. Các chủ ruộng đã thực hiện một số biện pháp xử lý nhưng hầu như không có hiệu quả.
Đứng thất thần bên ruộng gừng với nhiều diện tích đã ngã vàng của gia đình, ông Lê Hào (trú thôn Bình Hội, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình) cho biết, đầu tháng 7 vừa qua, gia đình ông xuống giống 4 sào (sào 500m2) gừng ở đám ruộng gần nhà. Thời gian đầu, toàn bộ diện tích đều phát triển xanh tốt, kỳ vọng đạt năng suất cao.
Thế nhưng, cách đây 1 tháng, ông Hào xuống thăm ruộng thì phát hiện một số cây có biểu hiện vàng lá, vài ngày sau cả khóm cây héo dần, sau đó chết hẳn. Khi nhổ lên, phần gốc dễ dàng đứt lìa khỏi củ. Sau đó, ông Hào đào gốc lên kiểm tra và nhận thấy củ của những cây bị chết đã bị thối một phần.
“Đến nay, diện tích gừng bị chết đã lan rộng khiến tôi mất trắng 1 nửa đám ruộng, số còn lại cũng đang có nguy cơ. Với 4 sào này, tính tất cả tiền giống, phân thuốc, công chăm sóc cũng hết khoảng 60 triệu đồng. Nếu không có vấn đề gì và giá gừng tầm 50.000 đồng/kg thì mỗi sào cũng cho lãi từ 20 - 30 triệu đồng, vậy mà tình hình này thì có nguy cơ bỏ hết toàn bộ”, ông Hào than thở.
Không chỉ riêng ở xã Bình Quế mà nhiều địa phương khác ở huyện Thăng Bình người trồng gừng cũng gặp tình trạng tương tự. Người dân cho biết, họ đã trồng gừng rất nhiều năm nhưng đây là lần đầu tiên thấy cây bị bệnh chết nhiều như vậy. Tất cả các vườn trồng đều có chung biểu hiện và từ thời điểm vàng lá thì cây chết rất nhanh, không kịp trở trở tay.
Ông Hào đã đầu tư hết 60 triệu đồng cho diện tích 4 sào gừng của gia đình nhưng đang đứng trước nguy cơ trắng tay vì nấm bệnh. Ảnh: L.K.
Vụ này, gia đình ông Nguyễn Ngọc (trú thôn Long Hội, xã Bình Chánh, huyện Thăng Bình) trồng 2 sào gừng. Cũng như nhiều hộ dân khác trong vùng, sau một thời gian khi cây đã tạo củ to tầm 2 ngón tay thì bất ngờ vàng lá rồi chết hết toàn bộ.
“Chúng tôi nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do nấm mốc. Từ khi xuất hiện bệnh, gia đình tôi cũng đã mua 3 lần thuốc về phun nhưng hầu như không có tác dụng gì, cây vẫn cứ chết. Coi như vụ gừng năm nay mất trắng. Tới đây chắc phải trồng loại loại cây khác để mong gỡ được chút vốn đầu tư”, ông Ngọc nghẹn ngào nói.
Theo bà Nguyễn Thị Thạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Chánh, vụ gừng năm nay, toàn xã trồng khoảng hơn 2 ha. Đến thời điểm này, theo thống kê đã có đến 70% diện tích bị nhiễm bệnh, hư hỏng. “Đối với các hộ có diện tích gừng bị chết, thối củ, chính quyền địa phương khuyến cáo nên nhanh chóng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại cây phù hợp. Còn những cây chưa chết thì tiếp tục phun thuốc trừ bệnh đặc hiệu mà xã đã hướng dẫn hạn chế lây lan, thiệt hại”, bà Thạnh nói.
Nhiều củ gừng đã bị thối nhũn. Ảnh: L.K.
Ông Hồ Ngọc Quảng, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật thuật nông nghiệp huyện Thăng Bình cho biết, vụ này, toàn huyện có khoảng 15ha trồng gừng, phân bố rải rác ở 7 xã phía tây như Bình Chánh, Bình Quế, Bình Lãnh… Qua báo cáo, hầu hết các huyện này có gừng bị nhiễm bệnh với diện tích trung bình khoảng 50%.
Sau khi kiểm tra, Trung tâm Kỹ thuật thuật nông nghiệp huyện Thăng Bình xác định, củ của những cây gừng bị chết có biểu hiện thối khô do nấm và thối nhũn do vi khuẩn. Trong đó, biểu hiện thối khô chiếm từ 60 – 70%. Theo ông Quảng, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thời gian qua thời tiết thay đổi thất thường, tạo điều kiện cho nấm và khuẩn phát triển.
“Cần phải nói thêm rằng, những vụ trước, cũng đã có xảy ra hiện tượng cây gừng chết như thế này nhưng số lượng ít nên người dân không để ý. Đến vụ sau, các hộ dân lại xử lý đất trồng chưa kỹ hoặc lấy lại giống cũ để trồng nên tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, lây lan nhanh. Ngoài ra, khi phát hiện bệnh, người dân lại không sử dụng đúng thuốc dẫn đến hiệu quả phòng trừ không cao”, ông Quảng nói.
“Với những diện tích đã nhiễm nặng hoặc chết, cần phải nhổ bỏ và xử lý lại đất, nhất là đảm bảo việc thoát nước để tạo độ thoáng khí, sử dụng vôi diệt trừ mầm bệnh. Còn với những cây bị nhiễm nhẹ, cần sử dụng kết hợp các loại thuốc trị nấm như Anvit, Alica, Mataxyl, Rimingol kết hợp với các loại thuốc trị khuẩn như Newcasura, Sittaner để phun phòng trừ”, ông Hồ Ngọc Quảng, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật thuật nông nghiệp huyện Thăng Bình thông tin.
|
Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon
Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...
Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.
Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1
Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.
Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn
Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.
Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu
Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.
Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương
Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.
Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng
Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.
Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh
Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.
Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận
Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.
Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định
Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...
Bình luận