Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt

Với lợi thế về mặt nước sông, thời gian qua người dân ở nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc nuôi cá lồng bè nước ngọt. Trong đó, nhiều loại cá có năng suất, chất lượng đã được đưa vào nuôi và có liên kết tiêu thụ sản phẩm bảo đảm đầu ra ổn định

nuoica-1638852041685.jpg

Nuôi cá lồng tại hồ thủy điện Hòa Bình.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ở nước ta đã bắt đầu nuôi thủy sản nước ngọt từ những năm 90 của thế kỷ 20. Từ năm 2010 nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển nhanh với nhiều hình thức nuôi khác nhau. Cùng với đó, các mô hình nuôi cũng được cải tiến phù hợp với điều kiện từng vùng và từng đối tượng nuôi nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị diện tích.

Nhằm phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì phối hợp các địa phương xây dựng các dự án khuyến ngư về nuôi cá lồng bè trên phạm vi cả nước... Các dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sản phẩm sạch, an toàn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới giúp giảm ô nhiễm môi trường, phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương cho biết, nghề nuôi cá lồng trên địa bàn những năm gần đây phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tại Hải Dương, nuôi cá lồng phát triển chủ yếu trên sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, trong đó một số nơi có số lượng lồng nuôi lớn như: TP Hải Dương, các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ, Nam Sách. Đến giữa năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 7.040 lồng nuôi/451 hộ nuôi.

Thời gian qua, các loại cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế cao như: chép lai, chép giòn, lăng, nheo Mỹ, ngạnh sông, trắm giòn, diêu hồng, trắm đen, chiên... đã được nhân dân chú trọng nuôi. Ngoài ra, cá tầm cũng được nhân dân bắt đầu đưa vào nghiên cứu và nuôi thử nghiệm.

Còn tại tỉnh Hưng Yên, với hệ thống sông Hồng và sông Luộc chảy qua địa bàn sáu huyện, thành phố, chiều dài 90 km, tạo ra tiềm năng rất lớn về diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản. Những năm qua đã có nhiều tổ chức, cá nhân trong tỉnh chủ động đầu tư kinh phí phát triển nuôi cá lồng trên sông đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, các đối tượng nuôi lồng khá đa dạng với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: cá lăng, diêu hồng, ngạnh, trắm, chép giòn... Hết năm 2020, toàn tỉnh có 449 lồng nuôi cá với năng suất đạt từ 4 đến 6 tấn/lồng/chu kỳ nuôi; lợi nhuận từ 30 đến 50 triệu đồng/lồng/chu kỳ nuôi; trung bình, mỗi năm, người nuôi có thể thâm canh từ 2 đến 2,5 chu kỳ nuôi.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 160 hộ nuôi cá lồng trên sông với số lượng lồng nuôi là 2.267, sản lượng 6.235 tấn, giá trị ước đạt 342 tỷ đồng. Nghề nuôi cá lồng tập trung chính tại các huyện Lương Tài, Gia Bình và Quế Võ, chiếm khoảng hơn 70% số lồng nuôi ở tỉnh. Hiện nay, nuôi cá lồng trên sông đã mở ra hướng đi mới, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân sinh sống ở các vùng ven sông.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh cho biết, so với nuôi cá trong ao đất, nuôi cá lồng trên sông có nhiều thuận lợi như việc chăm sóc, quản lý, thu hoạch, năng suất cá nuôi lồng đạt sản lượng cao hơn rất nhiều, hiệu quả kinh tế đem lại cũng cao hơn so với nuôi ao.

Qua thống kê, mỗi lồng nuôi có thể đạt từ 4 đến 6 tấn, trong khi nuôi trong ao đất đạt 6,1tấn/ha. Giá trị nuôi cá lồng mang lại bình quân từ 40 đến 80 triệu đồng/lồng. Đối với các hộ nuôi cá trắm đen có lãi 180 triệu đồng/lồng/lứa; chép giòn đạt 181 triệu đồng/lứa; cá lăng vàng đạt 146 triệu đồng/lứa; trắm cỏ 56 triệu đồng/lứa.

Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn các địa phương, nghề nuôi cá lồng hiện nay cũng gặp những khó khăn như việc quy hoạch, quản lý còn thiếu đồng bộ; nhiều nơi phát triển mang tính tự phát dẫn đến phá vỡ trong quy hoạch phát triển nuôi lồng. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cá và chất lượng sản phẩm; thị trường tiêu thụ phụ thuộc chủ yếu vào thương lái, chưa tổ chức được nhiều mô hình liên kết sản xuất nên giá các sản phẩm không ổn định; vốn đầu tư lớn, trình độ sản xuất của người dân còn lạc hậu dẫn đến hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật.

Để nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt mang lại hiệu quả cao, thời gian tới các địa phương cần quy hoạch các vùng nuôi, số lượng lồng nuôi, hạn chế tình trạng số lồng vượt quá quy hoạch. Bên cạnh đó, cần tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, gắn với truy xuất nguồn gốc để tiêu thụ và quảng bá sản phẩm cho nhân dân. Khuyến khích liên kết sản xuất theo chuỗi giữa doanh nghiệp và người nuôi hoặc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác tạo điều kiện về nguồn lực đầu tư nhằm phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng tập trung, tăng giá trị sản phẩm, gắn với thị trường tiêu thụ.

Đồng thời, đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư nuôi cá lồng thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm thủy sản, khuyến khích áp người nuôi trồng áp dụng mô hình kiểm soát chất lượng sản phẩm theo chuỗi; tập huấn cho nông dân quy trình nuôi cá lồng trên sông theo hướng VietGAP để đẩy mạnh phong trào nuôi thủy sản thân thiện môi trường, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến nông về thủy sản để đưa vào nuôi những giống thủy sản có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, kích cỡ con giống, phù hợp với hình thức nuôi cá lồng trên sông của người dân; đẩy mạnh nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị cao, các đối tượng thủy đặc sản như cá lăng chấm, trắm giòn, chép giòn, tầm...

Các bộ, ngành, địa phương cũng cần rà soát, điều chỉnh, ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào nuôi cá lồng đối với các doanh nghiệp theo hướng hoàn thiện từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

 

Nguồn: Theo báo Nhân dân

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...