Sâu bệnh chính hại cam, quýt

Một số đối tượng sâu bệnh hại chính đối với cây cam, quýt là sâu đục cành, sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá greening, bệnh thối rễ...

cm00475125716493.jpg

Sâu đục cành
Gây hại khá phổ biến ở một số vùng trồng cam, quýt. Sâu non gây hại trên thân cành, khoét lỗ làm "đường hầm" trong cành, khiến cả cành bị úa vàng, ngừng sinh trưởng. Khi bị nặng, có thể gây chết cành.

Quan sát ở phía ngoài các lỗ đục thấy có phân đùn ra. Sâu non đẫy sức dài khoảng 50 mm, màu vàng ngà. Sâu trưởng thành dạng xén tóc, cơ thể có chiều dài từ 25 - 29 mm, màu xanh đen. Các chân có màu xanh sẫm. Trên đầu có râu dài.

Trưởng thành vũ hoá cuối mùa xuân đầu mùa hè, đẻ trứng rải rác vào các nách cành hoặc kẽ nứt trên vỏ thân cây. Sâu non mới nở gặm ăn phần vỏ cây, sau đó khoét các lỗ đục vào trong cành và gây hại. Vòng đời sâu xén tóc đục thân cành thường kéo dài 1 năm, thời gian sâu non gây hại nặng từ tháng 5 - 11.

Để phòng tránh, cần tăng cường biện pháp đốn tỉa, tạo cây thông thoáng. Quét vôi lên thân cây vừa hạn chế nấm bệnh xâm nhập vừa tạo điều kiện không thuận lợi cho sâu đẻ trứng. Chặt bỏ các cành có sâu non đang gây hại vào tháng 7 - 8.

Sâu vẽ bùa 
Sau khi nở, sâu non đục vào lá và ăn phần thịt lá dưới lớp biểu bì của mặt lá, tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo. Lá non bị hại kém phát triển, cong queo nên khả năng quang hợp kém, làm cây sinh trưởng chậm. Đặc biệt khi vườn cây ở thời kỳ mới trồng và trong giai đoạn kiến thiết cơ bản thì mức độ tác hại lớn hơn vì làm cho cây còi cọc, chậm lớn.

Phòng chống bằng cách theo dõi chặt chẽ các đợt lộc xuất hiện rộ trên vườn quả, đặc biệt các đợt lộc xuân và lộc thu, nhất là các đợt lộc hình thành sau các đợt mưa, sau khi bón phân hoặc sau khi tưới nước.

Sử dụng một số loại thuốc như Decis 50EC nồng độ 0,2%, Sumicidin 50EC 0,2%, Polytrin 50EC 0,2%, lượng phun 600 - 800 lít/ha thuốc đã pha. Cần phòng chống sớm, ngay khi độ dài của lộc khoảng 1 - 2 cm hoặc thấy triệu trứng gây hại đầu tiên của sâu.

Bệnh vàng lá greening
Bệnh gây hại trên tất cả các giống cam, quýt, chanh, bưởi... Mới đầu bệnh hại trên từng cành sau đó lan dần ra cả cây. Lá bị bệnh có mầu vàng loang lổ. Lá nhỏ lại và thường bị lệch tâm.

Quả bị bệnh nhỏ, chậm phát triển và cũng bị lệch tâm. Khi bổ quả bị bệnh thường thấy hạt bị lép. Quả từ cây bị bệnh khi chín thường loang lổ màu xanh, vàng xen kẽ. Trong khi quả từ trên các cây không bị bệnh có mầu vàng tươi.

Cây bị bệnh nặng thường thấy hiện tượng ra hoa trái vụ. Các cành lá vàng và khô dần cả cành, rồi khô đi. Chính vì thế nhiều nơi gọi bệnh này là hiện tượng cây khô lá vàng.

Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra. Bệnh lây lan qua cành chiết và mắt ghép lấy từ cây bị bệnh để nhân giống. Trên đồng ruộng, rầy chổng cánh (Diaphorina citri) là môi giới truyền bệnh từ cây bị bệnh sang cây khoẻ.

Bệnh này cực kỳ nguy hiểm, khó phòng trừ nên phòng chống bằng cách không nhân giống hoặc trồng mới bằng giống lấy cành chiết và mắt ghép từ các cây đã bị bệnh, hay không biết cây có bị bệnh hay không. Trồng mới bằng giống sạch bệnh mua từ các cơ sở nhân giống cây có múi sạch bệnh.

Thường xuyên thăm vườn và đốn tỉa những cây, cành bị vàng lá nghi là nhiễm bệnh vàng lá greening. Phun thuốc trừ rầy chổng cánh môi giới truyền bệnh bằng thuốc hoá học như Trebon 0,1%; Bi 58 là 0,1% và các loại thuốc nội hấp khác. Đặc biệt chú ý phun thuốc trừ rầy ở các đợt lộc như lộc xuân, lộc hè và lộc thu.

Bệnh thối rễ, chảy gôm
Rễ bị thối cả lông hút và vỏ rễ làm cho cây không hút được nước và phân bón. Rễ bị bệnh nặng làm cho lá cây chuyển màu vàng, sau đó bị rụng. Trên thân, cành xuất hiện các vết nứt và kèm theo hiện tường chảy gôm. Bị bệnh nặng phần vỏ quanh thân, cành bị thối, sau đó mục dần vào phần gỗ. Trên quả cũng bị bệnh với triệu chứng thối nâu và quả bị rụng nhiều. Chồi non cũng bị bệnh và thường gây thối chồi. Trong vườn ươm bệnh phổ biến gây thối rễ và chết cây con.

Bệnh do nấm Phytophthora sp. gây ra. Nấm tồn tại trong đất và trên các bộ phận bị hại trên cây. Trời ấm và có nước tự do trên cây và trong đất thuận lợi cho du động bào tử của nấm lây lan và gây bệnh.

Phòng chống bằng cách sử dụng gốc ghép chống bệnh như gốc cây chấp, gốc chanh Volkameriana, gốc cam đắng, cam ba lá...

Xây dựng hệ thống thoát nước và hạn chế nước mưa đọng trên vườn. Tăng cường bón phân hữu cơ để làm giầu vi sinh vật đối kháng (nấm Trichoderma…) nhằm hạn chế sự phát triển của nấm gây bệnh.

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...