Tập huấn an toàn sinh học và công nghệ 4.0 trong chăn nuôi gia cầm

FAO hỗ trợ chương trình tập huấn nhằm trang bị kiến thức về an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ 4.0 trong chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam.

Ngày 8/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức khóa tập huấn “An toàn sinh học và ứng dụng công nghệ 4.0 trong chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam”.

img_2460-095134_399.jpg

Bà Nguyễn Thị Hải, Trưởng phòng Khuyến nông Chăn nuôi và Thú y (đứng giữa) chủ trì buổi tập huấn tại điểm cầu Trung tâm KNQG. Ảnh: Trung Quân.

Khóa tập huấn nhằm mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khuyến nông ở các địa phương, đối tượng nhận chuyển giao công nghệ, thông qua nhận thức về an toàn sinh học (ATSH), áp dụng công nghệ 4.0 trong chăn nuôi gia cầm hiện nay.

Từ đó, học viên sẽ vận dụng các kiến thức được tập huấn vào quá trình triển khai hoạt động khuyến nông và sản xuất chăn nuôi trên thực tế.

Khóa học diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/10, học viên là cán bộ khuyến nông các địa phương như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Thái Bình, Hà Nam…

Bà Nguyễn Thị Hải, Trưởng phòng Khuyến nông Chăn nuôi và Thú y cho biết: Trong những năm gần đây, Trung tâm KNQG và FAO tại Việt Nam đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu và kiểm soát dịch bệnh vật nuôi. Trong đó, nổi bật là Dự án “Giảm thiểu rủi ro và quản lý các mối đe dọa sức khỏe con người theo chuỗi giá trị động vật (EPT2)” tại Việt Nam.

Dự án đã góp phần làm giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh từ động vật sang người, giảm thiểu nguy cơ xảy ra đại dịch, cải thiện đáng kể điều kiện ATSH cho các cơ sở chăn nuôi gia cầm, cơ sở ấp nở vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Đặc biệt, được sự hỗ trợ của tổ chức FAO, Trung tâm KNQG đã hoàn thiện nhiều bộ tài liệu về thực hành tốt và ATSH trong chăn nuôi gia cầm cũng như cơ sở ấp nở; trang bị công cụ tập huấn hiệu quả cho hệ thống khuyến nông Việt Nam.

Vì vậy, thông qua lớp tập huấn lần này, hi vọng sẽ tiếp tục cung cấp những kiến thức giá trị về ATSH và công nghệ 4.0 trong chăn nuôi gia cầm cho đội ngũ cán bộ khuyến nông trong cả nước. Tài liệu, kiến thức của khóa tập huấn sẽ là công cụ hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông trong cả nước được triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả cao nhất.

z2455113913273_910a5223ff93f913e1d13bef8ddb6d15-001857_605-095431_789.jpg

Khóa tập huấn sẽ tập trung hướng dẫn các học viên các kiến thức về chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng công nghệ 4.0 trong chăn nuôi gia cầm hiện nay. Ảnh: Trung Quân.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, chuyên gia FAO tại Việt Nam chia sẻ: Trước những diễn biến phức tạp của nhiều loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi như cúm gia cầm, dịch tả lợn châu phi, viêm da nổi cục, lở mồn long móng… xảy ra tại nhiều địa phương, việc áp dụng các giải pháp tăng cường ATSH trong chăn nuôi là hết sức cấp bách.

Thực hiện tốt ATSH trong chăn nuôi là nhiệm vụ then chốt đảm bảo thắng lợi cho hoạt động sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng.

Ông Bùi Trung Kiên, Trưởng bộ phận phát triển đối tác của Công ty TrueDigital Việt Nam cho biết: Trong khóa tập huấn lần này, Công ty sẽ hỗ Trợ Trung tâm KNQG chia sẻ, hướng dẫn cho các học viên trong việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ 4.0 trong chăn nuôi gia cầm.

Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ khuyến nông và nông dân trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như: Thị giác máy tính (Computer vision), cảm biến (Sensor), điện toán đám mây (Cloud computing)…

Những công nghệ này sẽ giúp các chủ trang trại có thể giám sát từ xa tình trạng hoạt động của trang trại, khối lượng trung bình của đàn, độ đồng nhất của đàn, cũng như phát hiện gà chết, bệnh tật...

Việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian, nhân công tại trại, cũng như giảm việc tiếp xúc giữa người và gia cầm. Từ đó, giúp tăng năng suất cũng như tăng cường ATSH tại các trại chăn nuôi gia cầm.

 

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...