Thổi làn gió mới trên cánh đồng mơ ước
Nhờ được đầu tư nhà kho, đường giao thông, cùng với áp dụng quy trình canh tác theo Dự án VnSAT, nông dân đã bớt lo hơn khi giá vật tư đầu vào tăng cao.
Bớt lo khi giá vật tư tăng cao
Về Sóc Trăng trong một ngày nắng đẹp, cánh đồng lúa sớm vụ đông xuân 2021 - 2022 trải rộng bạt ngàn hàng trăm ha của HTX Nông nghiệp Phước An, xã Phú Tân (huyện Châu Thành) bước vào giai đoạn lúa trỗ chín vàng, chờ ngày thu hoạch. HTX Phước An nằm trong vùng triển khai Dự án VnSAT. Đã qua mấy mùa lúa, bà con đã quen cách áp dụng kỹ thuật mới nên liên tiếp trúng mùa.
Chúng tôi cùng với cán bộ nông nghiệp địa phương đi thăm đồng. Ông Nguyễn Văn Hận, Phó trưởng Phòng NN-PTNT Châu Thành (Sóc Trăng) thừa nhận: Từ khi Dự án VnSAT triển khai, hỗ trợ nông dân trong địa bàn huyện, đến nay, tập quán sản xuất lúa của người dân đã thay đổi hoàn toàn. Nếu như trước năm 2016, nông dân gieo sạ lúa theo tập quán cũ rất dày, sử dụng tới 200 kg lúa giống/ha thì đến nay, lượng lúa giống sạ đã giảm rất nhiều, chỉ còn mức 80 - 100 kg/ha.
Giảm lượng giống gieo sạ lúa bằng máy sạ hàng. Ảnh: Hữu Đức.
Có thể nói, việc nông dân hiện đã giảm được lượng giống gieo sạ hơn 50% so với trước đây là nhờ có công lớn từ Dự án VnSAT hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật kỹ thuật canh tác lúa theo quy trình “3 giảm 3 tăng” (3G3T) và “1 phải 5 giảm” (1P5G).
Ông Nguyễn Văn Hận công nhận: Mặc dù giảm lượng giống gieo sạ nhưng năng suất lúa lại tăng cao hơn tập quán sản xuất cũ. Nhận thấy rõ nữa là sâu bệnh trên lúa đã giảm đáng kể, nhờ đó nông dân giảm được lượng phân bón, thuốc BVTV. Nhờ chi phí sản xuất giảm, vừa góp phần tăng lợi nhuận cho nông dân và bảo vệ môi trường, vừa an toàn cho sức khỏe người trồng lúa, người tiêu dùng.
Ông Hận cho biết thêm, hiện nay trong vùng dự án có 6.000 ha sản xuất lúa áp dụng kỹ thuật canh tác 3G3T và 1P5G tập trung tại các xã Phú Tân, Phú Tâm, An Hiệp, Thuận Hòa, Hồ Đắc Kiện và Thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành). Thông qua hiệu quả, lợi ích canh tác lúa theo kỹ thuật 3G3T và 1P5G từ vùng Dự án VnSAT, đã lan tỏa ra các cánh đồng bên ngoài vùng Dự án với diện tích hiện tăng lên 9.000 ha.
Không riêng huyện Châu Thành, trên vùng sản xuất lúa của huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng), khi Dự án VnSAT hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, đào tạo tập huấn canh tác lúa theo kỹ thuật tiên tiến, đã thay đổi dần nhận thức nông dân. Việc hướng dẫn và phổ biến kỹ thuật canh tác lúa 3G3T và 1P5G đang được nhiều nông dân áp dụng ở các xã Lâm Tân, Thạnh Tân, Lâm Kiết, Thạnh Trị, Tuân Tức…
Việc giảm được lượng lượng giống lúa gieo sạ từ khi áp dụng theo các quy trình canh tác của Dự án VnSAT mang nhiều ý nghĩa. Nhất là vào thời điểm đầu vụ lúa đông xuân 2021 - 2022, khi giá phân bón tăng vọt, nông dân cũng không quá lo về chi phí sản xuất, vật tư nông nghiệp tăng. Bởi hiện thời, huyện Thạnh Trị đã có hơn 80% nông dân đã áp dụng kỹ 3G3T và 1P5G nên lượng phân bón, thuốc BVTV cần dùng cho đồng ruộng không nhiều.
Mở tương lai sáng cho người trồng lúa
Tỉnh Sóc Trăng có diện tích canh tác lúa trên 147.600 ha, diện tích gieo trồng lúa trên 327.800 ha, sản lượng trên 2 triệu tấn/năm. Toàn tỉnh có 91 HTX lúa gạo và trên 1.200 tổ hợp tác. Cùng với đó, Sóc Trăng có thế mạnh là cái nôi của vùng trồng lúa đặc sản nổi tiếng, nhất là giống lúa ST với sản lượng trên 1,1 triệu tấn. Trong 5 năm qua (2016 - 2021), Dự án VnSAT đã triển khai trên tổng diện tích 43.000 ha, có gần 30.000 hộ nông dân trên địa bàn 30 xã thuộc 6 huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Mỹ Tú tham gia.
Dự án VnSAT triển khai tại HTX Nông nghiệp 22-12 (xã Trinh Phú, huyện Kế Sách) trên cánh đồng lớn. Ảnh: MĐ.
Theo đó, Dự án tập trung hỗ trợ cho 31 HTX trong vùng Dự án nhằm thúc đẩy các HTX phát triển toàn diện với nhiều giải pháp hỗ trợ như nâng cao năng lực người đứng đầu HTX, hướng dẫn thành viên HTX áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất lúa. Đặc biệt, Dự án VnSAT đã hỗ trợ HTX thay đổi diện mạo mới, bằng cách xây dựng nhà kho, góp phần trợ lực ngành nông nghiệp địa phương trong công tác chỉ đạo sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa sau thu hoạch tại các HTX.
Anh Lâm Phương Tùng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú An, xã Phú Tân (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) cho biết: Cuối tháng 8/2019, Ban Quản lý Dự án VnSAT tỉnh Sóc Trăng đã bàn giao nhà kho rộng lớn với sức chứa 1.000 tấn khang trang sau khi hoàn tất xây dựng với trị giá hơn 4 tỷ đồng. Nhà kho được xây trên nền đất cao, rộng, hội tụ đủ điều kiện “trên bến dưới thuyền”. Bên cạnh nhà kho, Dự án còn hỗ trợ đầu tư hơn 5,9 tỷ đồng xây dựng con đường và cầu bê tông dài hơn 1,3 km từ hướng Tỉnh lộ 1 (đường từ ngã ba An Hiệp về huyện Kế Sách) chạy ngang qua cánh đồng mênh mông đến nhà kho. Riêng đường điện hạ thế tỉnh hỗ trợ HTX.
Anh Tùng vui mừng nói: Việc Dự án VnSAT hỗ trợ xây nhà kho cho HTX mang rất nhiều ý nghĩa. Rồi đây, cánh đồng lớn 523 ha sản xuất lúa 2 vụ, mỗi vụ sản lượng hơn 3.000 tấn lúa có thể chủ động khâu sấy lúa, xay xát hay trữ lúa gạo cho HTX.
Tương tự, nằm dọc theo Tỉnh lộ 1 nhà kho của HTX Thọ Hòa Đông A, xã Phú Tâm, huyện Kế Sách được xây dựng theo thiết kế sức chứa 1.000 tấn vừa bàn giao cho 385 nông dân thành viên. Một phần nhà kho đã tạm trữ phân bón, lúa giống và dành riêng một góc HTX tự góp vốn đầu tư 400 triệu đồng lắp đặt hệ thống máy sấy công suất 8 tấn/mẻ để chuẩn bị đón lúa hè thu sắp tới.
Dự án VnSAT hỗ trợ xây nhà kho cho HTX Thọ Hòa Đông ở Sóc Trăng Ảnh: Hữu Đức.
Anh Ninh Văn Quảng, Giám đốc HTX cho biết: Bà con thành viên trong HTX Thọ Hòa Đông A rất phấn khởi khi nhận được sự hỗ trợ đầu tư về hạ tầng từ Dự án VnSAT. Đó là động lực giúp HTX không chỉ sản xuất lúa mà có thể giảm chi phí sản xuất để xúc tiến bán gạo chất lượng cao mang thương hiệu của HTX. Do đó, các thành viên HTX đã đồng thuận đóng góp thêm 265 triệu đồng để mua 3.000 m2 đất làm nền xây nhà kho, sân bãi. Với sản lượng lúa trên 3.500 tấn/vụ, HTX sẽ chủ động hoàn toàn các khâu từ sản xuất tới chế biến, tiêu thụ. Hiện đã có một số doanh nghiệp bắt tay liên kết với HTX.
Ông Trần Trang Nhã, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Thạnh Trị đánh giá: Dự án VnSAT đã giúp cho nông dân trong vùng Dự án tiếp cận, áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa tiên tiến, qua đó đã tạo ra rất nhiều sự chuyển biến không chỉ về nhận thức trong sản xuất mà còn trực tiếp giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa.
Bên cạnh đó, Dự án còn hỗ trợ rất kịp thời, có hiệu quả cao với việc xây dựng nhà kho cho 3 HTX tại 3 xã. Nhờ có nhà kho, các HTX phát triển sản xuất kinh doanh lúa giống, dịch vụ vật tư nông nghiệp. Trong năm 2021, Dự án đã hỗ trợ làm 2 tuyến đường giao thông nông thôn, góp phần giúp nông dân vận chuyển vật tư, lúa gạo thuận lợi hơn.
"Dự án VnSAT đã đóng vai trò trợ lực cho các HTX nông nghiệp chuyên sản xuất lúa có thêm điều kiện hạ tầng nhà kho, thiết bị nhằm tạo “cú hích” trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên và hợp tác bảo vệ môi trường, thực hành nông nghiệp tốt, giảm phát thải khí nhà kính.
Về chỉ số đánh giá hiệu quả sản xuất lúa gạo bền vững, qua khảo sát tại 12 HTX của 6 huyện triển khai Dự án cho thấy: Tỷ lệ sử dụng giống lúa thơm, đặc sản (trước Dự án 2015) là 50,5% nhưng đến năm 2020 đạt 82%, tăng 31,5%, được áp dụng trên 16.400 ha.
Năng suất lúa đến năm 2020 đạt 6,55 tấn/ha, tăng hơn 0,9 tấn/ha/vụ so với trước 2015. Chi phí sản xuất lúa từ 17,8 triệu đồng/ha/vụ (năm 2015) đến năm 2020 giảm còn 16 triệu đồng/ha/vụ, giảm 1,8 triệu đồng/ha/vụ. Giá thành sản xuất lúa từ 3.158 đồng/kg (trước năm 2015) đến năm 2020 giảm còn 2.302 đồng/kg, giảm được 856 đồng/kg lúa. Lợi nhuận trước Dự án (2015) đạt 25%, đến năm 2020 tăng lên, đạt 30,3%".
(Ông Huỳnh Văn Những, Phó Giám đốc Dự án VnSAT Sóc Trăng).
Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon
Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...
Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.
Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1
Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.
Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn
Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.
Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu
Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.
Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương
Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.
Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng
Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.
Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh
Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.
Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận
Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.
Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định
Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...
Bình luận