Xu hướng chọn giống lúa tốt, giảm lượng giống gieo sạ

Vụ đông xuân 2021 - 2022, xu hướng lựa chọn giống lúa tốt, giảm lượng giống gieo sạ tiếp tục có chuyển biến tích cực tại các tỉnh ĐBSCL.

Ở ĐBSCL năm nay, nước lũ đầu nguồn về ít. Nông dân chuẩn bị vào mùa xuống giống sớm vụ lúa đông xuân (ĐX) 2021-2022. Cán bộ nông nghiệp các địa phương trong vùng tiếp tục khuyến cáo chọn sử dụng giống lúa tốt đáp ứng nhu cầu thị trường và nhất là giảm lượng giống gieo sạ trong tình hình chi phí vật tư nông nghiệp đều tăng cao.

Theo tập quán canh tác cũ, một số địa phương còn gieo sạ dày với lượng giống 220 - 250 kg/ha. Đến nay hầu hết các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL triển khai kế hoạch và thực hiện giảm lượng giống gieo sạ. Kết quả, lượng giống lúa gieo sạ dưới 100 kg/ha có chuyển biến tích cực.

dbscl-xu-huong-chon-giong-lua-tot-giam-luong-giong-gieo-sa-1633_20211102_61-163607.jpeg

Xu hướng chọn lúa giống có kiểm soát chất lượng, giống lúa chất lượng cao ngày càng có chuyển biến tích cực ở ĐBSCL. Ảnh: LHV.

Lượng giống gieo sạ trên 150 kg/ha có chiều hướng giảm, xu hướng 120 – 130 kg/ha đang được triển khai nhiều tại các tỉnh. Ngoài ra, nhiều mô hình giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 80 kg/ha có kết quả tốt và đang được tuyên truyền nhân rộng.

Theo Cục Trồng trọt, ở vụ ĐX 2020 - 2021, vùng ĐBSCL có tỉ lệ sử dụng giống lúa cấp xác nhận (XN) và tương đương trên 78,5%, tăng trên 8,5% so cùng kỳ. Trong đó giống cấp XN do các công ty, trung tâm giống cung cấp 58,9% (chiếm 75% lượng giống XN được cung ứng); hệ thống nhân giống nông hộ, trao đổi khoảng 19,6% (chiếm 25% lượng giống XN được cung ứng). Hiện nay tỉ lệ sử dụng giống lúa cấp nguyên chủng khoảng 5%, tỉ lệ sử dụng giống lúa thương phẩm làm giống còn khoảng 16,4%.

Ở vụ ĐX 2021 - 2022, nhu cầu sử dụng giống cấp XN của nông dân ngày càng cao. Tuy nhiên các công ty, trung tâm giống chưa kịp đáp ứng nhu cầu, một vài chủng loại giống thiếu cục bộ ở các thời điểm tập trung.

Bên cạnh đó, hệ thống sản xuất giống nông hộ chưa tuân thủ theo các quy định hiện hành và công tác thanh, kiểm tra ở cơ sở chưa mạnh tay xử lý nghiêm đối với các đối tượng này nên việc cung cấp giống ra thị trường vi phạm bản quyền còn nhiều.

 

Bình luận

Công nghệ nuôi cá mật độ gấp 10 lần ao thường, cá săn chắc, thơm ngon

Công nghệ 'sông trong ao' cho phép nuôi cá với mật độ gấp 10 lần, sản lượng gấp 2 - 3 lần so với ao thường, cho chất lượng sản phẩm cá dai, thơm ngon...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới

Để vụ nuôi thuận lợi, trước khi thả giống, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm để tránh thiệt hại.

Chú ý khi trồng cây hồng TL- 1

Hồng TL-1 đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng đây là giống cây ăn quả ôn đới, chỉ những địa phương có điều kiện sinh thái tương tự như Bắc Kạn mới trồng được.

Mô hình HTX thỏ sạch khép kín từ trang trại đến bàn ăn

Nắm bắt tốt thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi đã giúp HTX thỏ sạch An Nhơn Tây gặt hái thành công cũng như chỗ đứng trên thị trường.

Trồng nấm hương hữu cơ, thắng ngay vụ đầu

Xác định trồng nấm hương 3 năm đầu cố gắng hòa vốn là may, nhưng ngay vụ đầu HTX Nông nghiệp Yên Công (TP Cao Bằng) đã có lãi khá.

Nuôi con 'ngày ngủ, đêm ăn', thân tỏa xạ hương

Thức ăn ưa thích của chồn hương là các loại hoa quả chín có vị ngọt, thơm... Thịt chồn hương là đặc sản, giá bán khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/kg.

Giảm chi phí sản xuất giống cá biển nhờ nuôi luân trùng

Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn trong ao lót bạt làm thức ăn sản xuất giống cá biển giúp chủ động được nguồn thức ăn thay thế hoàn toàn ấu trùng Artemia.

Lần đầu có sổ tay hướng dẫn chăn nuôi hươu an toàn dịch bệnh

Để nghề nuôi hươu sao phát triển bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phổ biến đến tận hộ dân.

Nuôi tôm sạch bằng thảo dược: Phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận

Sử dụng các sản phẩm thảo dược và chế phẩm sinh học sẽ tạo ra 'cú hích' cho ngành nuôi tôm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Tận dụng phân bón hữu cơ: Cách làm của Nam Định

Tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân bón hữu cơ đã giúp nhiều nơi ở Nam Định giải được bài toán ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất...