4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên khoảng 9,7 nghìn km2. Trong đó có khoảng 300.000ha đất sản xuất nông nghiệp với 3 vùng sinh thái rõ rệt gồm vùng có độ cao dưới 500m, vùng có độ cao từ 500 - 800m và vùng có độ cao từ 800 - 1.500m.

Phải nói rằng với lợi thế về khí hậu, đất đai, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, hiện đại theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp hữu cơ.

a3.png

Lâm Đồng có quy mô diện tích là 62.000ha diện tích công nghệ cao. Ảnh: Minh Hậu.

Đến cuối 2021 thì toàn tỉnh Lâm Đồng có quy mô diện tích là 62.000ha diện tích công nghệ cao, chiếm tỉ lệ trên 21%. Nhiều diện tích ứng dụng công nghệ cao đạt doanh thu bình quân trên 500 triệu đồng/ha/năm và một số diện tích đạt từ 1,5 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng/ha/năm.

Nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng phát triển toàn diện cả cây trồng lẫn vật nuôi. Đặc biệt trên lĩnh vực cây rau và hoa, nhiều diện tích phát triển công nghệ kết nối vạn vật IOT, giải pháp về hạ tầng nông nghiệp, ứng dụng năng lượng tái tạo, đảm bảo điều chỉnh tự động.

Trên vật nuôi thì gắn chíp đàn bò sữa để theo dõi sự phát triển cũng như chăm sóc sức khỏe. Nhiều trang trại từng bước phát triển quy mô lớn và có những trang trại rộng hàng trăm ha sử dụng thiết bị bay không người lái để kiểm soát sự sinh trưởng cây trồng cũng như công tác bảo vệ thực vật, dự tính năng suất của cây trồng.

Trên cơ sở hội nhập quốc tế cũng như thích ứng biến đổi khí hậu, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, phát triển chuỗi giá trị, tập trung ứng dụng khoa học công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực… để từ đó phát triển nền nông nghiệp Lâm Đồng trên một yêu cầu mới.

Phát triển với quy mô lớn hơn đối các loại cây trồng có lợi thế cạnh tranh như cây công nghiệp dài ngày (chè, mắc ca, dâu tằm, cà phê) và phát triển đàn gia súc mà đặc biệt là bò sữa.

Tập trung phát triển nâng cao trên cùng đơn vị diện tích, ứng dụng giải pháp toàn bộ đặc biệt nông nghiệp thông minh để phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng nông nghiệp sinh thái.

Gắn kết như vậy để tạo một cảnh quan nông thôn nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới, góp phần để Lâm Đồng hội nhập quốc tế và thích ứng biến đổi khí hậu.

Đối với vùng Tây Nguyên, có thể nói rằng so với 7 vùng sinh thái của nông nghiệp Việt Nam thì Tây Nguyên là vùng có lợi thế cạnh tranh. Quỹ đất bazan tập trung ở vùng Tây Nguyên kết hợp bà con nông dân hình thành kinh nghiệm hàng trăm năm để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cà phê, cao su, chè.

Đây là một trong những cây trồng có lợi thế tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tây Nguyên dù ảnh hưởng biến đổi khí hậu nhưng so với miền Trung hoặc ĐBSCL thì trong tương lai đây sẽ trở thành vùng có lợi thế cạnh tranh, phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

a2.png

Tây Nguyên là vùng có lợi thế cạnh tranh về nông nghiệp.

Bình quân, diện tích sản xuất hộ gia đình rộng hơn so với nơi khác nên dễ tiếp cận cơ giới hóa. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đang từng bước áp dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là những lợi thế để phát huy 5,6 triệu ha đất Tây Nguyên. Trong thời gian tới cần nâng cao giá trị sản xuất thông qua ứng dụng khoa học công nghệ và liên kết sản xuất, hình thành các doanh nghiệp đầu tàu, lôi cuốn các thành phần kinh tế khác để có một tổng giá trị sản phẩm lớn hơn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Với một cách nhìn tổng thể thì Tây Nguyên có một quỹ đất rất lớn và chất lượng rất tốt, có điều kiện sinh thái và lượng mưa lớn. Đây là những điều kiện về phát triển nông nghiệp Tây Nguyên. Tuy nhiên, trước mắt và lâu dài cần đầu tư những giải pháp để khai thác một tiềm năng tổng hợp. Đó là đào tạo về nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện nay là nông nghiệp hiện đại, bền vững, sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

a1.png

Cần nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Tây Nguyên trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Vấn đề thứ 2 là đầu tư mạnh về chuyển đổi số trong nông nghiệp, ứng dụng các giải pháp về nông nghiệp thông minh. Và muốn như vậy thì phải tiếp nhận, tiếp thu những sản phẩm về phần cứng cùng giải pháp phần mềm để đồng bộ về nông nghiệp.

Vấn đề thứ 3 là nâng cao về chuỗi giá trị, đặc biệt là giải pháo về logistics để đảm bảo được chuỗi đồng bộ. Tây Nguyên hiện nay có vấn đề về hạ tầng, vận chuyển, chi phí hàng hóa rất lớn nên cần mở rộng quy mô lớn, kết nối các cao tốc ở Tây Nguyên xuống các tỉnh phía Đông và miền Đông Nam bộ để rút ngắn thời gian.

Vấn đề cuối cùng đó là tập trung vào khoa học công nghệ, nghiên cứu biện pháp sinh học tạo ra giống mới để giống thích ứng điều kiện mới, phòng chống sâu bệnh tốt, thích ứng biến đổi khí hậu để cây trồng tạo ra nông sản pđảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Có như thế thì chúng ta mới nâng cao được năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu tương lai.

 

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

Quảng bá quả hồng xiêm đông lạnh Việt Nam với người tiêu dùng Australia

Ngày 30/4, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại bang New South Wales, Queensland và Nam Australia, đã phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Australia tổ chức buổi quảng bá, giới thiệu hàng nông sản Việt Nam, đặc biệt là quả hồng xiêm đông lạnh