OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao, thành phố Sơn La hiện là sản phẩm duy nhất của tỉnh Sơn La thuộc top 20 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia năm 2021. Trước đó, 2 sản phẩm là cà phê bột nguyên chất và trà vỏ cà phê của HTX cũng đã đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2019.

Ông Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc HTX Cà phê Bích Thao Sơn La cho biết, cây cà phê đã gắn bó với người dân Sơn La từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, vùng nguyên liệu cà phê trồng từ năm 1994 đã bị già cỗi, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Để nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường, ngay từ khi thành lập năm 2017, HTX Cà phê Bích Thao đã đưa vào sản xuất giống mới và tập trung phát triển dòng cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản. Hướng đi đúng này là “đòn bẩy” giúp HTX có những sản phẩm OCOP chất lượng cao.

"Cà phê giống mới đã được nghiên cứu là chống được biến đổi khí hậu, kháng được bệnh, gen của nó 100% là cà phê aramica (cà phê chè). Nhận thấy thu cầu từ trong nước đến thị trường châu Âu đều ưa chuộng cà phê đặc sản, từ năm 2018, HTX đã mời các chuyên gia nước ngoài về tập huấn cho thành viên HTX; đón đầu phương pháp chế biến cà phê mật ong không sử dụng nước, vỏ làm trà cascara xuất khẩu, mang lại hương vị đặc trưng của cà phê Sơn La và giá trị cao hơn, thân thiện với môi trường" - ông Thao chia sẻ.

Các sản phẩm OCOP của HTX Cà phê Bích Thao đã lên kệ ở nhiều hệ thống, siêu thị trong nước và xuất khẩu. Để chinh phục được các thị trường khó tính, HTX đã chú trọng quy trình, đảm bảo các tiêu chí nghiêm ngặt từ trồng, chăm sóc, thu hái quả và chế biến. Niên vụ cà phê năm nay, HTX sẽ đưa vào sử dụng Nhà máy chế biến cà phê quy mô gần 1.120 m2, công suất 20 tấn cà phê nhân/ngày, với dây chuyền chế biến theo quy trình khép kín; đã xây dựng 3 nhà kính, hình thành các vườn ươm để nhân giống cà phê…

 Ông Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc HTX cà phê Bích Thao, Sơn La cho biết: "Năm 2022 dự kiến sản lượng đạt khoảng 2.000 – 4.000 tấn, do cà phê giống mới năng suất cao. Sản lượng cà phê xuất khẩu từ trước đến nay luôn đạt 90 – 95% trong tổng sản lượng; trị giá 15 – 20 tỷ đồng. Hiện nay, sản phẩm OCOP 5 sao của HTX đã được đưa sang triển lãm ở Ý, Nhật, được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao; HTX vừa rồi cũng xuất sang thị trường Anh và Đức".

sp.jpg


Ông Nguyễn Xuân Thao giới thiệu sản phẩm OCOP 5 sao của HTX Cà phê Bích Thao chinh phục các thị trường khó tính.

Bộ 3 sản phẩm cốc tre, ống hút tre, bộ dao thìa dĩa tre Gia Phát đạt OCOP 4 sao của Công ty Cổ phần Tập đoàn tre Sơn La cũng được người tiêu dùng đánh giá cao bởi chất lượng, giá cả và độ thân thiện với môi trường. Hiện, Công ty đã có 70 đại lý tại nhiều tỉnh, thành và chiếm lĩnh khoảng 60% thị phần trong nước; đồng thời, xuất khẩu sang Ấn Độ, Pháp, Đức, Mỹ, Hàn Quốc.

Ông Lê Tiến Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tre Sơn La chia sẻ: "Công ty đã định hướng là phát triển dòng sản phẩm gia dụng dùng trực tiếp với con người, vừa giữ nguyên những nguyên bản của tre, không dùng bất cứ hóa chất nào ảnh hưởng với người. Việc chống mối mọt được xử lý qua nhiệt độ, áp suất hơi cao để đẩy độ đường trong tre ra...

Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, chúng tôi chú trọng nâng cao giá trị của các sản phẩm, từ vùng nguyên liệu, tái tạo vùng nguyên liệu sau khai thác, đến quy mô nhà xưởng, kích cỡ sản phẩm, ảnh hưởng môi trường... Vì vậy công ty đang chú trọng phát triển nhà máy để đáp ứng được yêu cầu sản xuất, để sản phẩm đi đều và đi xa hơn".

Cùng với cà phê và tre, nhiều sản phẩm OCOP được xây dựng từ những sản vật đặc trưng của Sơn La cũng từng bước tiếp cận thị trường quốc tế, như: Các sản phẩm trà từ vùng chè Tà Xùa của Công ty TNHH Trà và đặc sản Tây Bắc; Chè Trọng Nguyên Phổng Lái của HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận; Long nhãn sấy khô của HTX Bảo Minh…

Để các sản phẩm OCOP vươn xa, tỉnh Sơn La đã và đang có định hướng, lộ trình cụ thể trong xây dựng sản phẩm đặc trưng, chất lượng, nâng hạng và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP.

Bà Hoàng Thị Thu Hiền, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh Sơn La chia sẻ: "Để sản phẩm OCOP vươn xa, các HTX, các chủ thể tham gia OCOP phải thực hiện nghiêm túc các quy trình sản xuất với từng sản phẩm. Chúng tôi sẽ tham mưu cho tỉnh nâng cấp những sản phẩm OCOP hiện có để đạt những tiêu chuẩn cao hơn, đảm bảo các điều kiện xuất khẩu sang thị trường khó tính. Việc xuất khẩu các sản phẩm OCOP cũng góp phần mang những đặc trưng của từng vùng miền Sơn La tới bạn bè năm châu". 

Xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (Sơn La) phát huy lợi thế phát triển cây chè, tạo vùng nguyên liệu bền vững cho sản xuất các sản phẩm OCOP như Trà xanh Mây, Trà xanh Thiện.

nhan.jpg

Người dân Sông Mã mở rộng diện tích trồng nhãn, phục vụ sản xuất sản phẩm OCOP long nhãn sấy khô.

Hiện các ngành chức năng và các địa phương của tỉnh Sơn La vẫn đang tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế; triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các chủ thể, HTX, doanh nghiệp đầu tư xây dựng sản phẩm… phấn đấu trong năm 2022 này có thêm 40 sản phẩm OCOP mang đậm bản sắc, đặc trưng, chinh phục được những thị trường khó tính; góp phần tạo sức bật cho xây dựng nông thôn mới, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân./.

 

 

Nguồn: Theo VOV

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.

Quảng bá quả hồng xiêm đông lạnh Việt Nam với người tiêu dùng Australia

Ngày 30/4, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại bang New South Wales, Queensland và Nam Australia, đã phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Australia tổ chức buổi quảng bá, giới thiệu hàng nông sản Việt Nam, đặc biệt là quả hồng xiêm đông lạnh