An Giang bàn giải pháp tiêu thụ hơn nửa triệu tấn lúa Hè Thu

Chiều 3/8, UBND tỉnh An Giang tổ chức họp trực tuyến với 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các doanh nghiệp thu mua lúa trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thu hoạch, lưu thông, tiêu thụ nông sản

Nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thu hoạch, lưu thông, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, không để chuỗi sản xuất và cung ứng nông sản bị đứt gãy trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp.

lua-he-thu-030821-02.jpg

Lãnh đạo tỉnh và Sở Công Thương tỉnh An Giang chủ trì cuộc họp.

Theo ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện tỉnh An Giang đang vào giai đoạn thu hoạch cao điểm lúa Hè Thu 2021 cũng như các sản phẩm nông sản, chăn nuôi khác và chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất Thu Đông 2021.

Tính đến ngày 3/8, toàn tỉnh đã thu hoạch được 120.319 ha/228.479 ha, đạt 52,7% diện tích xuống giống, ước năng suất 5,8 tấn/ha; trong đó, có 12.675 ha/27.617 ha nếp, chiếm 45,9% diện tích nếp xuống giống, tương đương 73.515 tấn nếp đã được thu hoạch.

Giá thu mua lúa hiện nay đang có xu hướng giảm, các giống lúa OM 9582, OM 5451, OM 18 giá dao động từ 4.200 - 5.000 đồng/kg; IR50404 có giá từ 3.800 - 4.200 đồng/kg; nếp có giá từ 4.000 - 4.600 đồng/kg. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 12 doanh nghiệp, công ty thực hiện thu mua lúa với diện tích là 15.654 ha, trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời thực hiện liên kết là 11.920 ha, các doanh nghiệp đang tiếp tục thực hiện liên kết và thu mua lúa.

Dự kiến đến đến hết tháng 8/2021, tỉnh An Giang thu hoạch cơ bản dứt điểm vụ Hè Thu 2021 với diện tích còn lại 121,712 ha (ước sản lượng khoảng trên 620.000 tấn; trong đó, có 14.942 ha nếp, tương đương 86.663 tấn) tập trung các huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, Châu Phú, Phú Tân...

Vụ Thu Đông 2021, theo theo kế hoạch, toàn tỉnh xuống giống lúa, nếp vụ Thu Đông 2021 là 160.957 ha, thời điểm xuống giống từ 15/7 đến 10/9; trong đó, có 2 đợt tập trung né rầy gồm: đợt 1: từ 25/7 - 10/8/202, đợt 2 từ 20/8 đến 2/9/2021). Đến nay, vụ Thu Đông toàn tỉnh đã xuống giống 21.477 ha/160.957 ha (chiếm 13,3%) tập trung tại các huyện An Phú, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, thành phố Long Xuyên, thị xã Tân Tân Châu, thành phố Châu Đốc,… lúa chủ yếu đang ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh và làm đòng.

Tuy nhiên, hiện tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, trên địa bàn tỉnh cũng đã có nhiều ca nhiễm và tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nên gặp khó khăn về nhân lực, nhân công thu hoạch và đầu ra tiêu thụ lúa nói riêng, các mặt hàng nông sản nói chung.

lua-he-thu-030821-03.jpg

Cuộc họp được tổ chức trực tuyến nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư khẳng định, An Giang sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho việc thu hoạch, thu mua, tiêu thụ nông sản, đặc biệt là lúa Hè Thu không bị ách tắc; tuy nhiên, các hoạt động này phải đảm bảo các quy định về phòng chống dịch.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết thêm, tỉnh đang tích cực kết nối với các doanh nghiệp lớn để liên kết, hỗ trợ thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh; trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị trung tâm, giúp tỉnh An Giang kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản khác ở trong và ngoài tỉnh.

Trên cơ sở tài trợ KIT test nhanh COVID-19 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tế các các địa phương tiến hành thống kê, lập danh sách lực lượng lao động tham gia phục vụ thu hoạch, vận chuyển lúa Hè Thu 2021, các thương lái trên địa bàn… để tiến hành test nhanh miễn phí cho lực lượng này, nhằm đảm bảo tiến độ thu hoạch cũng như hỗ trợ việc tiêu thụ lúa và nông sản cho người dân được thuận lợi.

lua-he-thu-030821-01.jpg

Đến nay, tỉnh An Giang đã thu hoạch được 120.319 ha/228.479 ha, đạt 52,7% diện tích xuống giống.

Bên cạnh đó, các xã, phường, thị trấn khẩn trương thành lập Tổ phản ứng nhanh để hỗ trợ thu hoạch, tiêu thụ nông sản, kết nối thông tin, dữ liệu về huyện, tỉnh để xử lý kịp thời vấn đề vượt thẩm quyền, bảo tiến độ thu hoạch, lúa Hè Thu và xuống giống vụ Thu Đông năm 2021, tránh để ảnh hưởng và gây thiệt hại do mưa, bão lũ.

Nguồn: Theo báo Tin tức

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.