Thu phí hạ tầng cảng biển sẽ làm tăng gánh nặng cho DN thủy sản

Giá cước vận tải biển đang tăng nếu gánh thêm khoản phí sử dụng cơ sở hạ tầng cảng biển của TP Hồ Chí Minh, doanh nghiệp thủy sản sẽ bị đội chi phí lớn.

cang-bien-1638_20210513_542-165905.jpeg

VASEP kiến nghị TP Hồ Chí Minh chưa thu phí hạ tầng cảng biển trong năm 2021. Ảnh: Tiến Lực.

VASEP đã gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP cho biết vừa gửi công văn tới Bộ Tư pháp đề xuất nội dung rà soát, nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch Covid-19 liên quan đến việc thực hiện thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển TP Hồ Chí Minh từ ngày 1/7/2021.

Theo đó, VASEP kiến nghị Bộ Tư Pháp báo cáo và đề nghị Chính phủ có ý kiến với HĐND và UBND TP Hồ Chí Minh để xem xét việc không thu các loại phí hạ tầng cảng biển trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, ít nhất là cho đến hết 31/12/2021. Đồng thời, điều chỉnh các mức thu giảm xuống theo hướng không coi đây là nguồn đóng góp ngân sách chính cho TP. Hồ Chí Minh.

Các doanh nghiệp hội viên VASEP cho rằng, việc thu thêm phí này có nhiều điểm không hợp lý, tạo nên tình trạng “phí chồng phí”. Theo báo cáo của các đơn vị đề xuất, xây dựng đề án thu phí hạ tầng cảng biển của TP Hồ Chí Minh, nguồn thu phí hạ tầng cảng biển nhằm phục vụ bảo trì và mở rộng đường bộ, xây dựng cầu, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông...

Tuy nhiên, từ trước đến nay các doanh nghiệp đã phải nộp nhiều loại phí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng như: phí cầu đường, phí sử dụng đường bộ, phí BOT,... Chỉ tính riêng phí BOT, doanh nghiệp đã gánh thêm một khoản lớn tiền phí vận chuyển khi đi qua các trạm BOT.

Nếu gánh thêm khoản phí sử dụng cơ sở hạ tầng cảng biển của TP Hồ Chí Minh, một doanh nghiệp thủy sản quy mô trung bình ở ngoài TP Hồ Chí Minh sẽ phải chi trả thêm khoảng 5,5 tỷ đồng/năm. Chưa kể, hầu hết tất cả các doanh nghiệp thủy sản nói riêng, các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung đều có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, gia công hàng và tái xuất thành phẩm. Như vậy, mỗi sản phẩm hoàn chỉnh sẽ phải chịu hai lần phí, một lần cho container hàng nhập khẩu và một lần cho container hàng xuất khẩu.

Do đó, việc thu thêm các loại phí mới sẽ gia tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp trong khi đang phải vật lộn với nhiều khó khăn khác như: giá cước vận chuyển biển tăng đột biến, sức tiêu thụ giảm sút do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Các doanh nghiệp thủy sản cũng kiến nghị TP Hồ Chí Minh cần công khai, minh bạch cụ thể các khoản thu và chi như thế nào, vào những công trình cụ thể nào, không sử dụng ngân sách thu từ các khoản này vào các hoạt động, các công trình không phục vụ hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu tại các cảng biển của các doanh nghiệp.

TP Hồ Chí Minh cần công khai, minh bạch
Cho đến nay, thành phố chưa có thông báo công khai và minh bạch về việc sử dụng các mức phí này cho những công trình cụ thể nào nhưng lại đang yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm các phí về xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, hiện tại các cảng biển đang thu rất nhiều loại phí liên quan đến hạ tầng của cảng như phí cầu tàu, lưu bãi, phí cắm điện, nâng hạ container...

Bên cạnh đó, việc thu thêm phí cũng gia tăng gánh nặng về thủ tục hành chính và thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho cả doanh nghiệp lẫn đơn vị thu. Chưa kể, việc tổ chức thu phí theo một kênh thu khác cũng là bất hợp lý và không khả thi, tạo thêm thủ thục nộp phí mà doanh nghiệp phải làm.

Ngoài ra, mức thu phí được thành phố ban hành cũng thể hiện phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp mở tờ khai tại TP Hồ Chí Minh và ngoài TP Hồ Chí Minh. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp ngoài TP Hồ Chí Minh đồng loạt chuyển về khai báo hải quan tại TP Hồ Chí Minh, tạo ra nguy cơ gây tắc nghẽn mạng và quá tải cho hải quan TP Hồ Chí Minh.

Theo VASEP, hiện nay hơn 70% lượng hàng thủy sản xuất nhập khẩu của cả nước đều tập trung tại các cảng biển của TP Hồ Chí Minh. Trong khi đó, các chi phí logistics của Việt Nam cũng đang ở mức cao so với các nước trong khu vực, làm giảm sức cạnh tranh đáng kể của các doanh nghiệp thủy sản nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của Việt Nam nói chung.

Từ những phân tích trên, VASEP nhận thấy việc thu phí hạ tầng cảng biển của TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn là chưa phù hợp và đi ngược lại chủ trương chung của Chính phủ là thúc đẩy việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, duy trì việc làm cho người lao động.

Cụ thể, đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, áp dụng mức thu 50.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; 4,4 triệu đồng/container 40ft và 2,2 triệu đồng với container 20ft.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP Hồ Chí Minh sẽ áp dụng mức 500.000 đồng/container 20ft; 1 triệu đồng/container 40ft và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container. Với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai tại TP Hồ Chí Minh, áp dụng mức thu là 250.000 đồng/container 20ft; 500.000 đồng/cont với container 40ft và 15.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.

 

Nguồn: https://nongnghiep.vn/thu-phi-ha-tang-cang-bien-se-lam-tang-ganh-nang-cho-dn-thuy-san-d290884.html

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.