Chật vật xử lý những 'cánh đồng chết' trước vụ hè thu

Nông dân Quảng Trị đang hết sức vất vả để xử lý những cánh đồng sình lầy sau mưa lũ trái mùa đầu tháng 4/2022 nhằm khẩn trương gieo cấy vụ hè thu.

Lũ rút, trơ lại những "cánh đồng chết”
Trên những cánh đồng sình lầy sau khi nước lũ đã rút, nông dân Quảng Trị đang tích cực xử lý lại ruộng để kịp gieo sạ vụ hè thu.

Ông Phạm Bá Đơn tại Thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) có 6 sào (3.000m2) lúa đông xuân. Cuối tháng 3/2022, toàn bộ diện tích đang thời kỳ trỗ đòng thì bị trận mưa trái vụ lịch sử cuối tháng 3, đầu tháng 4 khiến cả 6 sào lúa ngập sâu dưới nước.

l3.png

Nước lũ rút, những cánh đồng lúa tan hoang, nông dân vùng lũ Quảng Trị không chỉ trắng tay ở vụ đông xuân, mà còn rất chật vật để cải tạo lại ruộng nhằm chuẩn bị cho vụ hè thu. Ảnh: CĐ.

Theo ông Đơn, vụ đông xuân năm nay coi như gia đình ông và nhiều hộ dân mất trắng. Cây lúa bị ngập ở thời kỳ trỗ đòng, sau khi nước rút, đòng bị úng hoặc không thể thụ phấn được, cây dù xanh tươi nhưng hạt bị lép. Diện tích ngập sâu lâu ngày, sau khi nước rút sẽ bị phân hủy, việc cải tạo, xử lý đồng ruộng rất tốn công sức.

Gần 70 tuổi nhưng đây là lần đầu tiên ông Đơn thấy một trận mưa trái vụ bất thường như vậy. Mưa to, nước lên rất nhanh, nông dân chỉ biết ngồi nhìn. Những cánh đồng bát ngát tại huyện Hải Lăng nhanh chóng ngập sâu dưới nước.

“Năm nay giá vật tư đầu vào tăng cao, đầu tư cho 6 sào lúa rất lớn. Chúng tôi gieo trồng các giống lúa thuần, để giống cho vụ sau nên nguồn giống nằm cả ở vụ xuân. Nay vụ xuân mất trắng, coi như không còn nguồn giống để gieo trồng vụ hè thu. Tình hình này rất căng, không chỉ thiếu giống, nhiều hộ còn thiếu ăn”, ông Đơn rầu rĩ.

Ông Đơn chỉ là một trong số hàng nghìn hộ dân tại các huyện Hải Lăng, Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ của tỉnh Quảng Trị thất bát sau trận mưa trái vụ.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp Quảng Trị, vụ đông xuân 2021 - 2022, toàn tỉnh gieo sạ được gần 26 nghìn ha lúa; hơn 3,2 nghìn ha ngô; gần 3,2 nghìn ha lạc; gần 11 nghìn ha sắn và 3,5 nghìn ha rau màu các loại. Do ảnh hưởng của mưa lũ trái vụ, toàn tỉnh có hơn 11 nghìn ha lúa đang ở giai đoạn ôm đòng - trỗ bông bị ngập úng, rạp đổ, tập trung tại các huyện Hải Lăng (gần 6,4 nghìn ha), Triệu Phong (trên 2,3 nghìn ha), Vĩnh Linh (trên 1,1 nghìn ha), Gio Linh (gần 500ha)… và hơn 3,1 nghìn ha rau màu các loại bị ngập, đổ ngã.

Mưa lũ cũng khiến nhiều công trình thủy lợi, giao thông tại các địa phương bị hư hỏng, sạt lở. Thiệt hại do mưa lũ trái vụ gây ra tại Quảng Trị ước tính gần 800 tỷ đồng. Nhiều hộ dân tại các vùng chuyên canh lúa trọng điểm của tỉnh Quảng Trị sẽ đứng trước nguy cơ thiếu đói.

Căng nhất lúa giống
Cách cánh đồng tại tỉnh Quảng Trị bị ngập lụt, sau khi nước rút, lượng nước còn lại đổi sang màu đen, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Người dân đang tích cực xử lý để chuẩn bị gieo sạ vụ hè thu.

Mấy ngày nay, nông dân tại các vùng ngập lụt của tỉnh Quảng Trị đang huy động hết nhân lực trong nhà, thuê máy để cắt lúa đưa ra khỏi ruộng. Sau khi dọn sạch ruộng, các hộ dân sẽ dùng vôi và các chế phẩm sinh học để xử lý ruộng. Tuy nhiên, chỉ một phần diện tích có thể gặt máy, phần lớn diện tích cây lúa nghiêng ngả, quặt quẹo, ngã rạp sát mặt ruộng nên nhiều hộ dân phải thuê máy cày làm ngày làm đêm.

l2.png

Nông dân vùng lũ huy động lực lượng ra đồng cắt lúa, dọn dẹp ruộng để chuẩn bị gieo sạ vụ hè thu. Ảnh: Võ Dũng.

Sau khi cắt hết lúa hoặc cày ruộng, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp địa phương, ruộng ngập lụt sẽ được bón vôi, 5 - 7 ngày sau sẽ sử dụng các chế phẩm sinh học để xác hữu cơ kịp phân hủy, tránh ngộ độc hữu cơ, nghẹt rễ cho lúa vụ hè thu. Để có "ruộng sạch”, nông dân Quảng Trị phải làm thêm nhiều công đoạn, chi phí đầu vào theo đó sẽ tăng lên đáng kể.

Ông Bùi Phước Trang, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho hay, hiện nông dân các huyện bị ngập lụt đang tích cực làm đất. Cày và xử lý đất sớm ngày nào hay ngày đó để đủ thời gian giải độc hữu cơ, kịp thời vụ gieo sạ lúa hè thu. Ngành nông nghiệp đang đề xuất tỉnh hỗ trợ nông dân vôi bón ruộng. Riêng huyện Hải Lăng, địa phương gần như mất trắng 100% diện tích đang tính tới phương án hỗ trợ thêm chi phí mua chế phẩm xử lý gốc rạ cho người dân.

Làm việc với Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường sau đợt mưa lũ đầu tháng 4/2022, tỉnh Quảng Trị kiến nghị Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ hỗ trợ tỉnh 770 tấn giống các loại. Tuy nhiên, sau khi rà soát đủ diện tích bị thiệt hại, Quảng Trị xin nguồn hỗ trợ 950 tấn giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia. Số lượng giống cấp cho nông dân phải trước ngày 30/4 vì có những trà phải gieo trước ngày 15/5.

l1.png

Diện tích lúa bị ngã rạp, người dân phải thuê máy cày để băm nát xác lúa sau đó mới bón vôi, chế phẩm vi sinh để giải độc hữu cơ. Ảnh: Võ Dũng.

“Căng nhất bây giờ là nguồn giống. Nông dân Quảng trị lâu nay sử dụng lúa thuần, một phần bán để tái đầu tư, một phần để giống cho vụ sau. Tuy nhiên, lúa mất trắng gần 1/2 diện tích toàn tỉnh thì nguồn giống bây giờ sẽ rất khan hiếm”, ông Trang cho hay.

Để hỗ trợ nông dân vùng lũ khôi phục và phát triển sản xuất, UBND tỉnh Quảng Trị sẽ hỗ trợ 50% kinh phí mua vôi xử lý ruộng đồng... Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Trị đang chỉ đạo ngành nông nghiệp thống kê nhu cầu của các địa phương, phối hợp với Sở Tài chính thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ cho các HTX, gia đình có hợp đồng vay tín dụng đầu tư sản xuất vụ đông xuân bị thiệt hại hoàn toàn. Ngân sách tỉnh Quảng Trị hỗ trợ 1 lần 100% lãi suất vay theo hợp đồng tín dụng, tối đa 9 tháng theo lãi suất thương mại.

 

Bình luận

Bến Tre tập trung phòng trừ sâu đầu đen gây hại dừa

Gần đây, sâu đầu đen gây hại trên vườn dừa tại tỉnh Bến Tre có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn hộ trồng dừa. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung các giải pháp phòng trừ loài sinh vật ngoại lai gây hại này

Tái xuất hiện sâu ong hại cây mỡ tại Bắc Kạn

Sau một thời gian lắng xuống, vừa qua, trên nhiều diện tích rừng mỡ của người dân Bắc Kạn lại tái xuất hiện sâu ong gây hại. Dịch sâu hại đã kéo dài nhiều năm qua, nhưng Bắc Kạn chưa tìm ra được giải pháp nào hữu hiệu để xử lý dứt điểm.

14 tỉnh, thành tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm

Ngày 22.4, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã làm việc với Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai về triển khai kế hoạch phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm chuỗi cung ứng nông sản an toàn giai đoạn 2021-2025 và đề án quản lý, nhận diện truy xuất nguồn gốc.

Phòng trừ sâu đầu đen hại dừa bằng các giải pháp sinh học

Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, trước ảnh hưởng của sâu đầu đen gây hại cho cây dừa, ngành chức năng tỉnh Bến Tre tập trung đẩy mạnh các giải pháp sinh học phòng trừ sâu đầu đen hại dừa mang lại hiệu quả

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm OCOP: Tạo niềm tin với người tiêu dùng

An toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng để xét duyệt các sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường mà còn tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm và niềm tin

Hơn 2.000 ha lúa Đông Xuân bị sâu bệnh và chuột gây hại

Những ngày qua, tại Quảng Bình, thời tiết đang chuyển mùa sang nắng nóng và có những diễn biến thất thường, dễ phát sinh các sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Sâu đầu đen hại dừa bùng phát ở Trà Vinh

Tình hình sâu đầu đen gây hại cây dừa đang lây lan và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở tỉnh Trà Vinh. Đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 26,32 ha trồng dừa bị sâu đầu đen gây hại tại nhiều xã của huyện Tiểu Cần và Càng Long...

Người trồng dưa ở Quảng Nam thiệt hại lớn sau đợt mưa trái mùa

Đợt mưa lớn bất thường đã kết thúc cách đây hơn 10 ngày, nhưng còn để lại hậu quả nặng nề đối với người nông dân ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam).

Bộ Thương mại Hoa Kỳ giảm gần 7 lần thuế chống bán phá giá với mật ong của Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.

Xuất hiện 17 loài ngoại lai xâm hại, có nguy cơ xâm hại ở An Giang

Trong số 11 loài ngoại lai xâm hại xuất hiện, đáng chú ý các loài mai dương, ốc bươu vàng, bọ cánh cứng hại lá dừa, lục bình hiện đã xuất hiện ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh An Giang.