Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

untitled_1-1652223551715.jpg

Thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Lai Châu tham quan mô hình trồng sâm Lai Châu tại huyện Phong Thổ.

Đặc biệt, với kết quả trồng thử nghiệm thành công sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, hoàng tinh hoa trắng, lan kim tuyến tại các đỉnh núi cao thuộc địa bàn xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; bản Sam Ta, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, càng có cơ sở vững chắc khẳng định sự phù hợp, tiềm năng kinh tế mở ra từ các loại cây dược liệu đặc hữu này.

Nhận thấy tiềm năng của các loại cây dược liệu đặc hữu tại địa phương, những năm qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã chủ động điều tra, khảo sát địa bàn có lợi thế phù hợp trồng cây dược liệu; tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển cây dược liệu, đồng thời tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư trồng, chế biến các sản phẩm từ cây dược liệu. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên Bùi Minh Hải cho biết:

Điện Biên hiện có hơn 410 nghìn héc-ta đất có rừng với tỷ lệ che phủ gần 43% là điều kiện thuận lợi để các loại cây dược liệu đặc hữu phát triển. Tại các khu vực ở độ cao hơn 1.200 m, như: Tênh Phông, Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo); xã Trung Thu (huyện Tủa Chùa); xã Pá Khoang, Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ) và các xã thuộc khu vực rừng đặc dụng Mường Nhé có thảm thực vật dày, khí hậu mát mẻ rất phù hợp cho cây dược liệu có giá trị kinh tế cao như sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, thất diệp nhất chi hoa…

Ở Sơn La, việc phân bố các loại cây dược liệu theo địa bàn huyện khá tập trung. Trong đó, huyện Sốp Cộp chủ yếu trồng cây sa nhân tím; các huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên phát triển cây thảo quả dưới tán rừng; cây sa chi được trồng tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn. Thống kê sơ bộ của ngành nông nghiệp Điện Biên và Sơn La thì dưới tán rừng mỗi tỉnh đều có khoảng 1.000 loài cây dược liệu; trong đó, Sơn La có hơn 100 loài, nhóm quý hiếm; Điện Biên có 69 loài đặc hữu được xếp trong nhóm danh sách dược liệu quý hiếm của Việt Nam. Riêng Lai Châu có 875 loài dược liệu phân bố tự nhiên tại tất cả các địa phương, trong đó có sâm Lai Châu là loài cây dược liệu quý hiếm, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng.

Để biến tiềm năng thành lợi thế phát triển cây dược liệu bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế, từ nguồn vốn dành riêng chương trình phát triển cây dược liệu và nguồn vốn các chương trình đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La đã dành hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số trồng, chăm sóc cây dược liệu đặc hữu; thí điểm trồng một số loài dược liệu có giá trị kinh tế cao. Đến cuối năm 2021, Sơn La có 14.388 ha cây dược liệu, sản lượng đạt 28.294 tấn; Điện Biên có hơn 1.500 ha với sản lượng gần 1.000 tấn; Lai Châu có 25 doanh nghiệp, hợp tác xã và gần 200 hộ dân đang trồng sâm Lai Châu cùng một số dược liệu quý khác dưới tán rừng, với tổng diện tích khoảng 4 ha.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng trồng cây dược liệu quý. Điển hình là cây sâm Ngọc Linh được trồng thí điểm tại bản Sam Ta, xã Chiềng Chung (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) và bản Ten Hom, xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên). Riêng cây sâm Lai Châu - loài cây đặc hữu ở Lai Châu hiện đã được Hợp tác xã Biên Cương ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ đầu tư trồng hơn 20 nghìn cây, hứa hẹn đem lại giá trị kinh tế lớn.

Tuy nhiên, đánh giá khách quan thì hiệu quả kinh tế từ nguồn thu dược liệu tại ba tỉnh: Điện Biên, Lai Châu và Sơn La chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng nguồn cung dược liệu tại địa phương. Ở Sơn La, nguồn cung dược liệu chỉ đáp ứng 10% nhu cầu sản xuất, bào chế thuốc; còn Điện Biên mỗi năm chỉ thu hơn 15 tỷ đồng từ các loài cây dược liệu. Lý giải nguyên nhân này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Hà Như Huệ cho rằng, việc thu hái, khai thác tràn lan không chỉ khiến các loài dược liệu tự nhiên cạn kiệt mà còn đối diện nguy cơ tuyệt chủng. Việc trồng, chế biến dược liệu chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát; và giá trị gần như phụ thuộc thị trường thu mua từ Trung Quốc. Ngoài ra, tại ba tỉnh cũng thiếu vắng doanh nghiệp đầu tư chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu, khiến hiệu quả kinh tế chưa cao…

Từ thực tiễn nghiên cứu, khảo sát các địa phương phát triển mạnh dược liệu và tiếp thu ý kiến nhà đầu tư tại các hội nghị xúc tiến đầu tư vào địa bàn, ba tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La đều chung quan điểm đầu tư phát triển các loài cây dược liệu theo mô hình chuỗi liên kết bốn nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn và thật sự bền vững. Trong đó, phải lấy doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt, hướng dẫn các nông hộ, hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác sản xuất dược liệu hàng hóa; xây dựng một số mô hình nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ trong từng vùng sản xuất dược liệu theo hướng tập trung, có lượng hàng hóa lớn theo quy hoạch, chủ yếu là những loại dược liệu có giá trị kinh tế, thị trường tiêu thụ ổn định và có thể chủ động được nguồn giống.

Theo hướng đó, giai đoạn 2020-2025, tỉnh Sơn La dành riêng 250 tỷ đồng từ ngân sách tập trung phát triển 55 loài dược liệu quy mô lớn, giá trị kinh tế cao và bảo tồn 86.292 ha rừng đặc dụng có cây dược liệu dưới tán rừng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Thông báo số 1681-TB/TU ngày 14/7/2021 về chủ trương triển khai nghiên cứu, khảo sát đầu tư cây dược liệu; Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La ban hành Quyết định phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La đồng thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thông qua nhiều nghị quyết về ban hành các chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020 và các năm tiếp theo làm cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư dược liệu.

Với tỉnh Lai Châu, việc thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại cây dược liệu đặc hữu dưới tán rừng, nhất là sâm Lai Châu là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu Đặng Văn Châu cho biết: Mục tiêu của giai đoạn 2020-2025 là bảo tồn hơn 1.700 cây mẹ sâm Lai Châu, xây dựng mô hình trình diễn, hoàn thiện quy trình kỹ thuật giống, trồng, chăm sóc, tỉnh sẽ hỗ trợ 50% chi phí mua giống, 50% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm tham gia mô hình.

Với một số vướng mắc về đất, thủ tục thuê rừng phát triển mô hình cây dược liệu do các doanh nghiệp phản ánh đều được các địa phương trong khu vực Tây Bắc ghi nhận, chủ động tìm giải pháp tháo gỡ. Cả ba tỉnh đã kiến nghị các cơ quan Trung ương có đề án khảo sát, xây dựng bản đồ quy hoạch vùng phát triển cây dược liệu đặc hữu của từng địa phương để các địa phương xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư sản xuất, chế biến dược liệu, tránh tình trạng phát triển tự phát, ảnh hưởng đến bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên; đồng thời làm cơ sở để phát triển hạ tầng vùng sâm quý hiếm.

Riêng với cây sâm Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu đề nghị Trung ương hỗ trợ các đề tài nghiên cứu, xây dựng quy trình canh tác, định mức kinh tế-kỹ thuật, tiêu chuẩn cây giống và thực hiện chuyển giao hiệu quả các kết quả nghiên cứu. Xem xét bàn giao vườn giống gốc đã được nghiên cứu, xây dựng cho các đơn vị có năng lực để quản lý, phát triển giống; đồng thời tiến hành công nhận vườn giống để phục vụ phát triển cây sâm Lai Châu tại các tỉnh có khí hậu tương đồng.

Về cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư phát triển dược liệu dưới tán rừng, Chủ tịch UBND ba tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La cam kết đồng hành cùng các nhà đầu tư giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cao nhất để doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận các chính sách của tỉnh; giảm thủ tục hành chính; cung cấp đủ lao động có chất lượng, phù hợp hoạt động đầu tư, hỗ trợ đào tạo lao động; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính; bảo đảm an ninh trật tự khi doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.

Nguồn: Theo báo Nhân dân

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên nuôi cá lồng vượt qua bão giá

Anh Vũ Văn Khoa là tấm gương điển hình trong phát triển nuôi cá lồng bè cho thu nhập cao nhờ biết tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ tại hồ IaLy, Gia Lai.