Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.
Trồng nấm rơm hữu cơ đang vào kỳ thu hoạch. Ảnh: Hữu Đức.
Thời gian qua, mô hình trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng tốt được một số nông dân tại TP Cần Thơ bắt nhịp, đầu tư đạt hiệu quả. Giá trị nấm sản xuất hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng được tin dùng nên giá luôn cao hơn so với trồng nấm ngoài trời. Nấm rơm được xem như nguồn “rau thịt” rất giàu dinh dưỡng trong bữa ăn. Nấm, đặc biệt là nấm sản xuất hữu cơ tương lai nhu cầu tiêu dùng sẽ ngày càng tăng cao và là nguồn thực phẩm thiết yếu.
Ở ĐBSCL có nguồn rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa rất dồi dào, thời tiết lại thuộc vùng nhiệt đới nóng, ẩm nên rất thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm. Từ hàng chục năm qua, phong trào trồng nấm rơm đã nở rộ, lan rộng tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL.
Qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, kỹ thuật, đa số nông dân ở ĐBSCL đã thành thạo cách trồng nấm rơm ngoài trời. Sân chất nấm ngay trên đồng ruộng sau mùa gặt, ngoài bờ vườn hay trước sân nhà. Cùng với tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng các giống meo không ngừng được cải tiến, đã giúp nông dân trồng nấm đạt kết quả ngày càng cao về năng suất, góp phần tạo sản lượng nấm tăng lên, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhiều nông dân quen nghề trồng nấm cho rằng: Trồng nấm rơm tựa như làm nông theo kiểu nhà nghèo. Vốn đầu tư ít, chu kỳ vụ nấm ngắn ngày và dễ điều chuyển theo nhu cầu thị trường (nấm tươi, sơ chế nấm muối) nên ít bị ảnh hưởng bất lợi trong tiêu thụ.
Người trồng nấm rơm qua nhiều năm thành nghề cho biết, dẫu có lúc giá cả thị trường nấm lên xuống, nhưng chưa bao giờ giá nấm rơm tươi giảm dưới mức 35.000 - 40.000 đồng/kg. Lúc chạy hàng trúng chợ giá nấm thậm chí trên 70.000 đồng/kg. Giai đoạn xẩy ra dịch bệnh Covid-19, việc sản xuất, tiêu thụ nấm rơm vẫn không bị nhiều ảnh hưởng.
Hiện nay, thị trường có thêm mặt hàng nấm sạch trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ trong nhà, có kiểm soát chất lượng tốt, giá bán luôn cao hơn gần gấp đôi so với trồng nấm ngoài trời.
Mấy năm gần đây, nghề trồng nấm rơm ở ĐBSCL tiến thêm một bước mới. Mô hình trồng nấm trong nhà tiêu chuẩn tiên tiến: Kích thước nhà trồng dài 12m x rộng 4m, vách cao 2m, đỉnh nhà 2,7m bố trí 2 dãy kệ, mỗi kệ 3 tầng. Mỗi nhà trồng chất được 150 túi compost, với thời gian 15 - 17 ngày là thu hoạch dứt điểm. Bình quân mỗi năm thực hiện trồng từ 7 - 8 vụ.
Một cơ sở thu mua nấm rơm ở ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức.
Để trồng lại vụ tiếp theo thì phơi nhà, xử lý bằng xà phòng và clorin trong vòng 10 - 15 ngày. Với trọng lượng mỗi túi compost 18kg đã được cấy meo giống, sau khi mua về khoảng 5 - 7 ngày sẽ cho thu hoạch nấm rơm, bình quân mỗi túi cho năng suất từ 1,2 - 1,5kg nấm. Mô hình trồng nấm rơm cải tiến bằng compost trong nhà sẽ khắc phục được điều kiện bất lợi của thời tiết như nắng nóng, mưa bão kéo dài, dễ thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời gắn kết được với các đại lý mua bán nấm rơm, bao tiêu sản phẩm.
Trồng nấm rơm trồng trong nhà tùy theo quy mô và mức độ cơ giới hóa, tự động hóa có thể đầu tư từ thấp lên cao. Trồng nấm trong nhà vốn đầu tư ban đầu cao hơn nhiều so với trồng ngoài trời. Tuy nhiên, trồng nấm trong nhà có nhiều lợi ích như: Chủ động kiểm soát được môi trường trồng nấm nên năng suất tăng gấp 2 - 3 lần so với trồng nấm ngoài trời.
Nếu như trồng ngoài trời năng suất 7 - 10% (trọng lượng nấm tươi/trọng lượng rơm khô) thì trồng trong nhà có thể đạt 25 - 30% và có thể cao hơn, trong khi chi phí thấp do nguyên liệu và công thu hái ít hơn nên lợi nhuận cao hơn, mặt khác điều kiện lao động được cải thiện. Do được trang bị các dụng cụ thiết bị phù hợp, người trồng nấm rơm trong nhà chỉ cần đào tạo trong thời gian ngắn cũng nắm bắt được kỹ thuật trồng.
Nấm rơm trồng trong nhà có chất lượng cao, có thể hoàn toàn đạt tiêu chuẩn “nấm sạch” an toàn, thỏa mãn ngay cả những yêu cầu khắt khe về chất lượng của người tiêu dùng.
Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc
Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh
Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.
Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu
Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.
Hiệu quả từ nuôi đà điểu
Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Triển vọng giống cao lương VFS99
Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.
Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn
Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.
Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển
Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.
Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông
Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên nuôi cá lồng vượt qua bão giá
Anh Vũ Văn Khoa là tấm gương điển hình trong phát triển nuôi cá lồng bè cho thu nhập cao nhờ biết tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ tại hồ IaLy, Gia Lai.
Bình luận