Người trồng dưa ở Quảng Nam thiệt hại lớn sau đợt mưa trái mùa

Đợt mưa lớn bất thường đã kết thúc cách đây hơn 10 ngày, nhưng còn để lại hậu quả nặng nề đối với người nông dân ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam).

Mấy ngày qua trời nắng ráo, buồn thay, cánh đồng dưa hấu bạt ngàn ở địa phương này sắp đến kỳ thu hoạch lại bị héo dây, khô lá… để quả nằm lúc nhúc dưới nắng chói chang.

Những ngày này, có dịp dọc theo tuyến đường ĐT 615, đoạn từ ngã tư Kỳ Lý ngược lên phía tây, dễ dàng nhận thấy, nhiều cánh đồng dưa hấu ven đường ở các xã: Tam Phước, Tam Lộc… bị rụi lá, héo dây sau đợt lớn trái mùa kéo dài. Nhiều ruộng dưa hấu còn tầm nửa tháng nữa đến kỳ thu hoạch, nhưng người dân địa phương đành phải phá bỏ để trồng lại vụ mới.

Nhìn ruộng dưa đang chết dần, ông Nguyễn Văn Lương (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) không giấu được nỗi xót xa. Ông Lương cho biết, vụ đông xuân năm nay, gia đình ông trồng 8 sào dưa hấu, nhưng đợt mưa vào cuối tháng ba đầu tháng tư vừa qua đã khiến toàn bộ bị ngâm trong nước. Khi mưa lớn kéo dài, ông cùng nhiều người đã mang máy bơm ra hút nước chống ngập và dùng bao ni-lông để bọc từng nụ hoa đang chuẩn bị kết trái, nhưng do mưa lớn, kéo dài, nên sự nỗ lực ấy không mang lại kết quả.

a_3_1-1649923989115.jpg

Người dân ở xã Tam Phước (Phú Ninh) xót xa khi dưa hấu bị khô héo. 

Không riêng gì ông Lương, mà khoảng 200 hộ trồng dưa ở xã Tam Phước cũng rơi vào cảnh tương tự.

Ông Phạm Tuất (ở thôn Cẩm Khê, xã Tam Phước) cho biết, vụ này, gia đình ông trồng hơn 7 sào dưa hấu. Khi cơn mưa bất thường ập xuống, vợ chồng ông phải đưa máy bơm ra ruộng dưa hút nước cả ngày lẫn đêm nhưng vẫn không thể nào cứu nổi. Cuối cùng, chỉ có khoảng 2,5 sào dưa hấu có thể thu hoạch được quả, còn gần 5 sào dưa mới ra trái non bị chết héo phải phá bỏ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tam Phước Vũ Thạch Anh cho biết, trong vụ đông xuân này, toàn xã trồng hơn 100ha dưa hấu, tuy nhiên, đợt mưa lớn bất thường vừa rồi, đã làm hơn 80ha dưa hấu của hơn 200 hộ dân trong xã bị ngập úng, thiệt hại nặng, khiến người dân địa phương gặp khó khăn. “Khi cơn mưa trái mùa trút xuống, người dân đã mang máy ra ruộng dưa bơm suốt ngày đêm; rồi sử dụng bao đậy hoa để dưa dễ thụ phấn… để cứu lấy cây dưa, nhưng không thể nào giữ  được”, ông Anh bộc bạch.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Ninh Trần Quốc Doanh cho hay, trong đợt mưa bất thường vừa qua, có khoảng 300ha dưa hấu ở các xã: Tam Phước, Tam Lộc, Tam Thành, Tam Vinh, thị trấn Phú Thịnh… bị ảnh hưởng rất lớn. Trong đó, có hàng trăm ha dưa gần đến kỳ thu hoạch đã bị nước ngập nước chết dây, nên quả còn non đành phải cắt bỏ, gây thiệt hại rất lớn đối với người trồng dưa.

Theo ông Danh, những ngày qua, các xã đang đã tiến hành kiểm tra, thống kê tình hình, diện tích bị thiệt hại của từng hộ dân và đề xuất hướng hỗ trợ. Trước mắt, Ủy ban nhân dân huyên đã giao cho ngành nông và các ngành liên quan cùng các xã trực tiếp hướng dẫn người dân loại bỏ cây chết, tiếp tục trồng lại vụ mới để nhanh chóng khôi phục sản xuất.

Huyện Phú Ninh là vùng trọng điểm về cây dưa hấu của tỉnh Quảng Nam. Vào năm 2009, Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Dưa hấu Kỳ Lý”.

Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để người dân ở huyện Phú Ninh đầu tư, thâm canh tăng suất và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, mưa lớn trái mùa đã làm người dân trong dưa gặp nhiều khó khăn. Do vậy, người trồng dưa ở huyện Phú Ninh rất mong tỉnh Quảng Nam quan tâm, sớm có chính sách hỗ trợ vật tư, phân bón và giống cây trồng để giúp người dân nhanh chóng trồng lại vụ mới, khôi phục lại sản xuất, ổn định cuộc sống.

 

Nguồn: Theo báo Nhân dân

Bình luận

Bến Tre tập trung phòng trừ sâu đầu đen gây hại dừa

Gần đây, sâu đầu đen gây hại trên vườn dừa tại tỉnh Bến Tre có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn hộ trồng dừa. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung các giải pháp phòng trừ loài sinh vật ngoại lai gây hại này

Tái xuất hiện sâu ong hại cây mỡ tại Bắc Kạn

Sau một thời gian lắng xuống, vừa qua, trên nhiều diện tích rừng mỡ của người dân Bắc Kạn lại tái xuất hiện sâu ong gây hại. Dịch sâu hại đã kéo dài nhiều năm qua, nhưng Bắc Kạn chưa tìm ra được giải pháp nào hữu hiệu để xử lý dứt điểm.

Chật vật xử lý những 'cánh đồng chết' trước vụ hè thu

Nông dân Quảng Trị đang hết sức vất vả để xử lý những cánh đồng sình lầy sau mưa lũ trái mùa đầu tháng 4/2022 nhằm khẩn trương gieo cấy vụ hè thu.

14 tỉnh, thành tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm

Ngày 22.4, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã làm việc với Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai về triển khai kế hoạch phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm chuỗi cung ứng nông sản an toàn giai đoạn 2021-2025 và đề án quản lý, nhận diện truy xuất nguồn gốc.

Phòng trừ sâu đầu đen hại dừa bằng các giải pháp sinh học

Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, trước ảnh hưởng của sâu đầu đen gây hại cho cây dừa, ngành chức năng tỉnh Bến Tre tập trung đẩy mạnh các giải pháp sinh học phòng trừ sâu đầu đen hại dừa mang lại hiệu quả

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm OCOP: Tạo niềm tin với người tiêu dùng

An toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng để xét duyệt các sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường mà còn tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm và niềm tin

Hơn 2.000 ha lúa Đông Xuân bị sâu bệnh và chuột gây hại

Những ngày qua, tại Quảng Bình, thời tiết đang chuyển mùa sang nắng nóng và có những diễn biến thất thường, dễ phát sinh các sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Sâu đầu đen hại dừa bùng phát ở Trà Vinh

Tình hình sâu đầu đen gây hại cây dừa đang lây lan và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở tỉnh Trà Vinh. Đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 26,32 ha trồng dừa bị sâu đầu đen gây hại tại nhiều xã của huyện Tiểu Cần và Càng Long...

Bộ Thương mại Hoa Kỳ giảm gần 7 lần thuế chống bán phá giá với mật ong của Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.

Xuất hiện 17 loài ngoại lai xâm hại, có nguy cơ xâm hại ở An Giang

Trong số 11 loài ngoại lai xâm hại xuất hiện, đáng chú ý các loài mai dương, ốc bươu vàng, bọ cánh cứng hại lá dừa, lục bình hiện đã xuất hiện ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh An Giang.