[Bài 3] Quyết sách vì dân, dân khó tiếp cận

Nghị quyết 14 HĐND tỉnh Nghệ An đề ra 28 chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Đến nay bộc lộ nhiều hạn chế, triển khai không mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

watermark_20190730_134708-1222_20210824_750-181825.jpeg

Chủ trương "trồng rừng gỗ lớn" chưa đủ sức lan tỏa đến khu vực miền Tây xứ Nghệ. Ảnh: Việt Khánh.

Khó đi vào thực tế
Ngày 20/12/2017, HĐND tỉnh Nghệ An ban hành Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND liên quan đến 28 chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Kỳ vọng đây sẽ là động lực để người dân chuyên tâm gắn bó với nghề, tuy nhiên qua 4 năm triển khai lại bộc lộ hàng loạt vấn đề nan giải.

Trên thực tế, nhiều chính sách không phù hợp với tình hình thực tiễn, nói cách khác các đối tượng thụ hưởng khó tiếp cận, hoặc triển khai nhưng không mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Rõ nhất phải kể đến chủ trương trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây bản địa. Tinh thần chung sẽ tiến hành hỗ trợ 50% giá cây giống keo lá tràm, keo tai tượng, sao đen (ươm bằng hạt hoặc nuôi cấy mô), giống cây bản địa (lim xanh, lát hoa, trám...) đạt tiêu chuẩn cho các hộ gia đình, cá nhân trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, hoặc cho thuê trong vùng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

watermark_zalo-1223_20210824_778-181827.jpeg

Phương thức trồng rừng thâm canh với mức hỗ trợ 50% giá giống không mang lại kết quả như kỳ vọng. Ảnh: Việt Khánh.

Thoạt nghĩ với một tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn (quy hoạch 3 loại rừng, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 1.160.242 ha, chiếm 71,6% tổng diện tích tự nhiên), chính sách trên sẽ sớm hòa vào cuộc sống, qua đó tạo động lực lớn giúp đồng bào vùng cao chuyên tâm phát triển kinh tế. Dù vậy khi phân tích chi ly từng khía cạnh, việc ứng dụng không dễ dàng.

Quá trình rà soát tổng thể dễ thấy công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và tổ chức sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nhưng năng suất, chất lượng, giá trị còn thấp, trung bình chỉ đạt 15-25m³/ha/năm; sản lượng khai thác bình quân dao động từ 70m3/ha - 180m3/ha; giá bán cây đứng chỉ đạt từ 70-100 triệu đồng/ha.

Thứ nữa là quỹ đất lâm nghiệp dẫu lớn nhưng thực chất được giao cho các hộ gia đình dưới dạng manh mún, phân tán, trong khi đầu tư trồng rừng thâm canh mất nhiều thời gian, sinh lợi chậm, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chẳng mấy ai mặn mà.

watermark_nguoi-thai-que-phong-1223_20210824_103-181828.jpeg

Cuộc sống vốn dĩ còn lắm khó khăn, thiếu thốn thành thử việc tham gia trồng rừng gỗ lớn nằm ngoài khả năng của số đông đồng bào. Ảnh: Anh Khôi.

Theo số liệu thống kê từ cơ quan chuyên ngành, giai đoạn 2018 - 2020 chỉ triển khai được khoảng 2.483 ha (Quỳ Hợp 838 ha; Quế Phong 265 ha; Yên Thành 253 ha; Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống 855 ha) với tổng kinh phí hỗ trợ gần 6 tỷ đồng, bình quân chỉ 1,546 triệu đồng/ha, quá thấp so với các chương trình hỗ trợ trồng rừng khác (tối thiểu là 5 triệu đồng/ha).

Con số nhỏ giọt nêu trên rõ ràng chẳng thấm tháp vào đâu so với tổng quy mô hơn 1.160.242 ha mà tỉnh đang có.

Xét riêng về lĩnh vực lâm nghiệp, trên địa bàn chỉ có Công ty TNHH MTV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu đủ sức trồng rừng thâm canh. Từ nền tảng tích lũy được, đặc biệt là “khối vàng ròng” 700 ha rừng gỗ lớn (tỉnh Nghệ An quy hoạch cho Công ty Sông Hiếu trên 1.100 ha - PV), số đông cán bộ, người lao động và hộ nhận khoán của Công ty Sông Hiếu tự tin sống khỏe từ chính kế sách, hoạch định của riêng mình.

watermark_anh-1-1233_20210824_403-181829.jpeg

Công ty TNHH MTV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh có thể vận dụng linh hoạt và chủ động trồng rừng thâm canh. Ảnh: Việt Khánh.

Quá trình sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định qua nhiều năm, thành quả được tích cóp đủ đầy thành thử doanh nghiệp này không màng đến nguồn kinh phí hỗ trợ. So sánh đơn thuần, rõ ràng định mức "hỗ trợ 50% giá cây giống” chẳng thấm tháp vào đâu so với khoản lợi nhuận nhiều tỷ đồng/năm của một đơn vị được ví như cánh chim đầu đàn, chưa kể khi tác chiến độc lập sẽ hạn chế được những phát sinh liên đới về thời gian, kế hoạch phân bổ, thanh, quyết toán.

Từ những lý do nêu trên, việc Công ty TNHH MTV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu mặc định “tự thân vận động” là nước cờ khôn ngoan.

Mục tiêu trọng tâm của chính sách trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây bản địa là khuyến khích người dân chuyển đổi trồng hình thức truyền thống, khai thác gỗ non, nhỏ làm nguyên liệu giấy, giá trị thấp sang trồng rừng khai thác gỗ lớn cho giá trị cao nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Trồng rừng theo chính sách của tỉnh đồng nghĩa phải đảm bảo cam kết quy trình “vòng đời” tối thiểu từ 7-10 năm tùy loại cây, thời gian càng dài nguy cơ càng tăng, nhất là với địa phương thường xuyên phải hứng chịu nhiều rủi ro từ mưa bão, thiên tai. Chưa kể đời sống của số đông đồng bào vùng cao xứ Nghệ, cụ thể là các hộ nhận khoán đa phần còn khốn khó, khi cái ăn cái mặc còn phải loay hoay, tất tả thì việc phải gồng gánh, lo toan nguồn kinh phí không nhỏ từ nhiệm vụ trồng rừng thâm canh quả thực vượt ngoài tầm với.

watermark_20210803_163251-1222_20210824_910-181831.jpeg

Từ những rào cản thực tế, huyện Tương Dương ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu tre, mét. Ảnh: Quý An.

Vướng mắc ra sao cứ nhìn thực tế từ huyện miền núi Tương Dương sẽ rõ. Thay vì tập trung trồng rừng gỗ lớn, những năm qua huyện này xác định phát triển vùng nguyên liệu tre, mét thông qua các chính sách kích cầu thiết thực để tạo sinh kế dài lâu. Ưu thế của tre, mét là dễ dàng thích nghi ở nhiều môi trường sống, tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 3-4 năm đã cho thu hoạch, chưa kể có thể khai thác luân kỳ từng năm một… những yếu tố trên tựu chung rất phù hợp với túi tiền hạn hẹp của bà con.

Ông Nguyễn Hữu Hiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, chia sẻ: Tương Dương khó triển khai chính sách trồng rừng gỗ lớn do quỹ đất canh tác của địa phương không nhiều, diện tích chủ yếu là rừng tự nhiên. Trường hợp áp dụng người dân khó có lãi do nhiều yếu tố tác động, riêng chi phí vận chuyển tác động không nhỏ.

Cần “làm mới” chính sách
Bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An, đánh giá, qua 3 năm triển khai, các chính sách của Nghị quyết 14/HĐND tỉnh đã có tác động tích cực, thúc đẩy phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là đưa nhanh các tiến bộ khoa học vào, công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp và tạo điểm nhấn trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, thấy rằng một số nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn 2021 - 2025. Dựa trên điều kiện thực tế, những chính sách không còn phù hợp sẽ bãi bỏ, qua đó bổ sung chính sách mới.

"Trong 28 chính sách của Nghị quyết 14, đợt này có 9 khoản đề nghị bãi bỏ, 11 khoản điều chỉnh, bổ sung. Đợt này sẽ quyết liệt rà soát, sửa đổi, quan điểm của ngành là chính sách ban hành ra phải đảm bảo khả thi, có tính đột phá nhằm tạo động lực khởi nghiệp, đảm bảo tính an sinh xã hội, đồng thời khắc phục được các vấn đề tồn tại trước đó", bà Nhung nhấn mạnh.

Trên tinh thần đó, dự kiến chính sách trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây trồng bản địa sẽ được điều chỉnh định mức hỗ trợ, từ 50% giá giống thành 5.000.000 đồng/ha rừng trồng mới đạt tiêu chuẩn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, hoặc thuê đất. Mật độ trồng áp dụng theo quy trình và định mức kinh tế kỹ thuật. Diện tích hỗ trợ giai đoạn 2022 - 2025 không quá 5.000 ha.

watermark_9111d6954347c57bbce501e5ce9b431e-1222_20210824_112-181834.jpeg

Giai đoạn 2022 - 2025, hàng loạt chính sách sẽ được "mặc áo mới", trong đó có trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây trồng bản địa. Ảnh: Việt Khánh.

Việc này có thể xem là lời giải để tháo gỡ nút thắt, qua đó làm bàn đạp đưa ngành lâm nghiệp địa phương bay cao, nhất là khi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, điểm nhấn là cho phép thành lập Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 32/3/2021, mà Nghệ An chính là hạt nhân.

Trở lại với nội dung chính, ngoài việc “làm mới” chủ trương trồng rừng gỗ lớn, nhiều khả năng Nghệ An sẽ bãi bỏ định mức hỗ trợ 30% giá trị xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung vì khó khăn trong việc lựa chọn địa điểm thi công, đối tượng áp dụng ít, giá trị đầu tư cao, khó xử lý môi trường.

Tương tự là các chính sách hỗ trợ trồng cây dược liệu dưới tán rừng; hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế tại các huyện miền núi nhằm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo; kiên cố hóa kênh mương loại III; trợ giá cá giống cho các huyện miền núi…

Kinh phí bình quân hằng năm được ngân sách cấp theo Nghị quyết 14 chỉ hơn 93 tỷ đồng, khá hạn hẹp. Dự kiến tổng nhu cầu thực hiện cả giai đoạn 2022-2025 là 557 tỷ đồng, riêng 2022, năm đầu tiên áp dụng Nghị quyết mới tăng thê 74,882 tỷ đồng. Với sự thay mới đáng kể về chất và lượng, liệu rằng ngành nông nghiệp Nghệ An sẽ cất cánh?

 

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.