Các huyện ngoại thành chủ động phòng chống dịch, thúc đẩy sản xuất

Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/UBND của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo 3 vùng, trong đó các huyện Vùng 2 như: Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm…

Đã chủ động triển khai phương án hoạt động nhằm mục tiêu không để đứt gãy sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn bảo đảm công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới.

raumelinh.jpg

Người dân xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) chăm sóc rau xanh.

Chủ động các biện pháp phòng dịch

Nằm trong Vùng 2 theo phương án phòng, chống dịch của thành phố, huyện Mê Linh đã và đang triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch theo 3 phân khu, gồm: Các xã còn ổ dịch đang thực hiện phong tỏa; các xã, thị trấn có khu công nghiệp, tập trung nhiều doanh nghiệp có nguy cơ lây nhiễm cao và các xã “vùng xanh” không có ca lây nhiễm Covid-19 phát sinh.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết, việc phân chia khu vực giúp các xã, thị trấn chủ động xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình dịch trên địa bàn. Trong đó, địa phương còn ổ dịch và có khu công nghiệp, huyện áp dụng biện pháp phòng dịch theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23-7-2021 của UBND thành phố. Các xã “vùng xanh” không có ca mắc Covid-19 phát sinh, thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng các biện pháp cao hơn.

Tất cả các địa phương thuộc huyện Mê Linh thực hiện theo nguyên tắc mỗi khu dân cư, ngõ xóm, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp là một pháo đài chống dịch, kết hợp tuân thủ biện pháp "5K" nhằm mục tiêu mở rộng “vùng xanh” không để dịch bệnh tiếp tục lây lan ra cộng đồng.

Trước yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, huyện Sóc Sơn triển khai nhiều biện pháp chặt chẽ. Theo đó, từ ngày 6-9, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động nhưng phải đóng cửa trước 20h hằng ngày và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đối với khách hàng theo quy định. Người dân được khuyến cáo không tụ tập từ 5 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện...

Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng cho biết, tùy theo tình hình dịch bệnh, UBND huyện sẽ áp dụng linh hoạt biện pháp hành chính theo Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc cao hơn Chỉ thị số 15/CT-TTg (15+) của Thủ tướng Chính phủ. Huyện đã có văn bản hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp thực hiện phương án bảo đảm hoạt động sản xuất an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19.Trên cơ sở đó, UBND huyện Đông Anh xem xét các đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được phép hoặc không được phép hoạt động trong các vùng, phân khu, địa bàn từng xã, thị trấn.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng, UBND huyện đã phân chia địa bàn thành phân khu 1, 2, 3. Phân khu 1 (vùng đỏ) áp dụng một số biện pháp phòng dịch ở mức cao, kiểm soát chặt chẽ, không cho người ra/vào; chỉ có cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được phép mở cửa phục vụ người dân. Tại phân khu 2 (vùng da cam) thực hiện theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn. Riêng phân khu 3 (vùng xanh) thực hiện các biện pháp phòng dịch theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ; cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn (không uống) được mở cửa hoạt động, nhưng chỉ được bán hàng mang về.

congnhan.jpg

Công ty TNHH Trí Cường tại xã Nguyên Khê (huyện Đông Anh) duy trì hoạt động sản xuất "3 tại chỗ".

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Các địa phương đều chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo đặc thù địa bàn, không để hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đứt gãy. Tại xã Hoàng Kim (huyện Mê Linh), từ sáng 6-9, UBND xã đã triển khai sản xuất nông nghiệp theo phương án chống dịch mới.

Bà Nguyễn Thị Chinh, Chủ tịch UBND xã Hoàng Kim cho biết, người dân đã ra đồng sản xuất, thu hoạch rau màu. Hiện tại, hơn 150ha lúa mùa của xã đang cần được chăm sóc, 20ha cà tím vào vụ thu hoạch (khoảng 5 tấn/ngày) cần được đưa đi tiêu thụ. Tương tự, tại các xã: Tiến Thắng, Văn Khê, Mê Linh, Đại Thịnh, Tráng Việt..., hoạt động sản xuất được duy trì và lực lượng chức năng tiếp tục hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Đối với sản xuất công nghiệp, huyện Mê Linh cũng có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất như: Ưu tiên tiêm vắc xin mũi 1 cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp; cho phép doanh nghiệp thực hiện đồng thời cả 2 phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến an toàn”…

Còn tại huyện Sóc Sơn, từ việc kiểm soát tốt dịch bệnh nên hoạt động sản xuất, kinh doanh không bị đứt gãy. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã khôi phục đàn lợn được 90.000 con lợn, tăng 130% so với năm 2020, đáp ứng nguồn cung thịt lợn cho người dân trong huyện và cung cấp khoảng 300 tấn thịt/ngày cho khu vực nội thành.

"Để ổn định sản xuất trong tình hình mới, huyện đang tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn hỗ trợ bà con sản xuất. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là khẩn trương thu hoạch 9.500ha lúa mùa, tập trung sản xuất rau, màu vụ đông…", Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Chí Dũng cho biết. 

Ghi nhận tại xã Vân Hà (huyện Đông Anh) cho thấy, khi có hướng dẫn của UBND huyện, xã đã xây dựng phương án sản xuất cùng với phòng, chống dịch bệnh trong điều kiện mới.

Chủ tịch UBND xã Vân Hà Đỗ Thị Hảo chia sẻ, xã cho phép kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với các cơ sở đã được cấp phép, bằng hình thức bán mang về, hoặc sử dụng tại chỗ, nhưng các cơ sở phải căn cứ vào tính chất mặt hàng, diện tích kinh doanh để bố trí khoảng cách, bảo đảm an toàn theo quy định.

Đặc biệt, các hộ sản xuất đồ gỗ phải ký cam kết thực hiện phòng dịch theo quy định "5K"; người đến mua hàng phải có xét nghiệm RT-PCR âm tính; khi nhập gỗ về phải báo chính quyền trước 1 tuần để triển khai các biện pháp phòng dịch... Ông Ngô Xuân Tiến, chủ cơ sở sản xuất gỗ tại xã Vân Hà cho hay: “Thời gian giãn cách xã hội xưởng phải dừng hoạt động. Nay được “nới lỏng” sản xuất nên chúng tôi rất phấn khởi”.

Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh thông tin, huyện phân cấp cho các xã, thị trấn quyết định tổ chức hoạt động sản xuất phù hợp với tình hình dịch bệnh theo quy định tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27-3-2020. Ngoài ra, căn cứ thực tế, huyện tích hợp thêm một số đối tượng để điều chỉnh phù hợp như: Hướng dẫn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, ngân hàng thực hiện phương án hoạt động an toàn phòng, chống dịch Covid-19…

Còn tại huyện Gia Lâm, việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 vừa nâng cao hiệu quả phòng dịch, vừa đẩy mạnh sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Với việc chủ động triển khai các phương án sản xuất, kinh doanh thích ứng với phòng, chống dịch trong tình hình mới, các địa phương nằm trong Vùng 2 đang đi đúng hướng, góp phần tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân ổn định sản xuất, kinh doanh, đồng thời giúp địa phương sớm thực hiện thành công nhiệm vụ “kép”.

 

Nguồn: hanoimoi.com.vn

Bình luận

HTX kiểu mới ở Sơn La: Hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Cùng với đổi mới tư duy từ chính những người nông dân, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Sơn La đã và đang phát huy hiệu quả, không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Dự án VnSAT tiếp sức các hợp tác xã đi vào hoạt động chiều sâu

Dự án VnSAT góp phần thay đổi tư duy quản lý của lãnh đạo các HTX, từ đây nhiều ý tưởng kinh doanh mới ra đời, đưa hoạt động HTX đi vào chiều sâu.

Khoảng 277 trang trại ở Hà Nội liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 277 trang trại liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Việc phát triển kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý...

Sơn La: Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm trái cây xuất khẩu

Ngày 2/4, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với UBND thành phố Sơn La tổ chức Lễ phát động phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2022.

Thái Bình đầu tư hơn 32 tỷ đồng để nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, hơn 32 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới tại tỉnh Thái Bình trong thời gian từ nay đến năm 2025.

Bước chuyển tích cực bắt nhịp thị trường

Nhằm thích ứng và phát triển trong năm 2022, không ít hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch rõ ràng, tạo đà phát triển linh hoạt trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để có thể bật dậy mạnh mẽ sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Kinh tế hợp tác xã - Liên kết từ ý tưởng đến hành động

Năm 2022, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể, cùng với các khu vực kinh tế khác, khu vực hợp tác xã đã thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động với mức thu nhập ngày càng tăng.

Kiên Giang: Phát triển nghề nuôi hải sản an toàn và hiệu quả

Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu nuôi 3.890 cá lồng bè với sản lượng 3.535 tấn; nuôi nhuyễn thể 23.950ha, sản lượng 74.465 tấn các loại hến biển, sò huyết, vẹm xanh, nghêu lụa; nuôi ngọc trai 100ha...

Cả nước có 19.667 trang trại nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay cả nước có 19.667 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNN PTNT cho hiệu quả kinh tế cao. Trong số các trang trại nông nghiệp, trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,8%, trồng trọt 22%.

Bạc Liêu: Quyết tâm trở thành 'thủ phủ' ngành công nghiệp tôm của cả nước

Bạc Liêu đặt ra quyết tâm trở thành “thủ phủ” ngành công nghiệp tôm của cả nước. Đến nay, tỉnh đã hoàn thiện giai đoạn 1, chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2.