Tiền Giang khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến rau quả

Tỉnh Tiền Giang đang thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến rau quả, dự kiến sẽ nâng năng lực chế biến của các nhà máy lên công suất 100 ngàn tấn/ năm....

lan-154801_780.jpg

Nâng cao chất lượng, hiệu quả, ứng dụng khoa học và công nghệ vào khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ trái cây là một trong những bước đi quan trọng để thực hiện khâu đột phá này.

Tiền Giang có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, trọng điểm là cây ăn trái. Do vậy, việc lựa chọn chiến lược đầu tư và thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ trái cây là hướng đi phù hợp và được triển khai thực hiện nhiều năm qua. Đến nay, Tiền Giang có khoảng 14 nhà máy chế biến rau quả đang hoạt động, với công suất trên 47.000 tấn/năm. Một số doanh nghiệp nổi bật, có công suất tương đối lớn như: Công ty TNHH Long Uyên chi nhánh Tiền Giang (huyện Châu Thành) có công suất chế biến 8.000 tấn/năm; Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang (huyện Châu Thành) công suất 20.000 tấn/năm; Công ty TNHH MTV Nichirei Suco Việt Nam (huyện Gò Công Đông) công suất khoảng 4.000 tấn/năm…

Ngoài thị trường Trung Quốc, các sản phẩm chế biến của các doanh nghiệp còn được xuất khẩu sang các thị trường khác như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… gồm trái cây đóng hộp, nước quả cô đặc và puree, sản phẩm sấy từ sầu riêng, thanh long…

Theo đánh giá chung, đến nay hầu hết các doanh nghiệp đã từng bước đầu tư đổi mới công nghệ khá hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm.  Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây cũng đã mạnh dạn đầu tư công nghệ bảo quản lạnh năng suất cao để bảo quản thanh long, sầu riêng tại vùng trồng nhằm kiểm soát biến động giá trên thị trường. Các kho bảo quản lạnh của các nhà máy chế biến có sức chứa khoảng 7.390 tấn; riêng đối với thanh long có 40 cơ sở kinh doanh thanh long đầu tư kho lạnh bảo quản, với tổng sức chứa 6.097 tấn.

Ngoài ra, từ các nguyên liệu truyền thống, một số doanh nghiệp đã chế biến, tổ chức sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị cao, sản phẩm mới trên thị trường như: Công ty TNHH Đông trùng hạ thảo Thiên Ân (huyện Gò Công Tây) đã sản xuất các sản phẩm đông trùng hạ thảo, Công ty TNHH Traviphaco ở huyện Tân Phú Đông sản xuất trà mãng cầu...

Nhìn một cách tổng thể, hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây cũng bắt đầu chuyển động và thích ứng với xu thế chung. Đặc biệt, trong năm 2020, mặc dù gặp đại dịch COVID-19, nhưng ngành hàng rau quả của Tiền Giang vẫn xuất khẩu được 12.572 tấn, thu về gần 26 triệu USD, gấp 2 lần năm 2016. Tuy nhiên, việc tiêu thụ một lượng lớn trái cây của tỉnh thời gian qua chủ yếu thông qua con đường xuất khẩu trái tươi, bởi số trái cây đưa vào chế biến xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng thu hoạch hằng năm.

tien-giang-khuyen-khich-doanh-nghiep-dau-tu-nha-may-che-bien-rau-qua-162604_20210607_935.jpg

Nông sản Việt Nam qua chế biến sẽ được gia tăng giá trị hàng hóa.

Một trong những hạn chế hiện nay của ngành chế biến rau quả là sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng nguyên liệu không đồng đều, thị trường tiêu thụ chưa ổn định; mối quan hệ giữa người cung ứng và doanh nghiệp sản xuất chưa thật sự bền vững.

Để tận dụng và phát huy tối đa các tiềm năng sẵn có của tỉnh và gắn tái cấu trúc công nghiệp Tiền Giang với tái cơ cấu nông nghiệp, trong thời gian tới Tiền Giang tiếp tục tập trung thu hút các doanh nghiệp công nghiệp chế biến rau quả đầu tư vào tỉnh. Thông tin gần đây cho thấy, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang thu hút 4 dự án về chế biến nông sản, có tổng vốn đầu tư các dự án khoảng 1.478 tỷ đồng, công suất khoảng 50 ngàn tấn/năm và các dự án đang trong giai đoạn hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư…

Việc thực hiện các hoạt động gắn kết giữa tái cấu trúc công nghiệp với tái cơ cấu nông nghiệp trong phối hợp triển khai cung ứng nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến, thông qua tập trung hỗ trợ về kỹ thuật và thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác cho các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản trong nước lẫn xuất khẩu là cần thiết.

Bên cạnh đó, các ngành có liên quan cần tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, các nhà sản xuất có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh, tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa; tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp của các tỉnh bạn nhằm tạo cơ hội hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và thông tin thương mại, đầu tư; cung cấp đầy đủ thông tin về một số công nghệ, chất lượng bảo quản sau thu hoạch của các nước có nền nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch tiên tiến như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Israel, Hà Lan, Canada… để chuyển giao cho các doanh nghiệp.

Về lâu dài, cần thực hiện liên kết để hình thành vùng nguyên liệu lớn vừa phát huy hiệu quả của khoa học công nghệ, vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu với số lượng lớn, đáp ứng cho công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn nguyên liệu đầu vào mang tính ổn định và bền vững cho công nghiệp chế biến

Bình luận

HTX kiểu mới ở Sơn La: Hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Cùng với đổi mới tư duy từ chính những người nông dân, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Sơn La đã và đang phát huy hiệu quả, không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Dự án VnSAT tiếp sức các hợp tác xã đi vào hoạt động chiều sâu

Dự án VnSAT góp phần thay đổi tư duy quản lý của lãnh đạo các HTX, từ đây nhiều ý tưởng kinh doanh mới ra đời, đưa hoạt động HTX đi vào chiều sâu.

Khoảng 277 trang trại ở Hà Nội liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 277 trang trại liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Việc phát triển kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý...

Sơn La: Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm trái cây xuất khẩu

Ngày 2/4, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với UBND thành phố Sơn La tổ chức Lễ phát động phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2022.

Thái Bình đầu tư hơn 32 tỷ đồng để nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, hơn 32 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới tại tỉnh Thái Bình trong thời gian từ nay đến năm 2025.

Bước chuyển tích cực bắt nhịp thị trường

Nhằm thích ứng và phát triển trong năm 2022, không ít hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch rõ ràng, tạo đà phát triển linh hoạt trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để có thể bật dậy mạnh mẽ sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Kinh tế hợp tác xã - Liên kết từ ý tưởng đến hành động

Năm 2022, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể, cùng với các khu vực kinh tế khác, khu vực hợp tác xã đã thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động với mức thu nhập ngày càng tăng.

Kiên Giang: Phát triển nghề nuôi hải sản an toàn và hiệu quả

Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu nuôi 3.890 cá lồng bè với sản lượng 3.535 tấn; nuôi nhuyễn thể 23.950ha, sản lượng 74.465 tấn các loại hến biển, sò huyết, vẹm xanh, nghêu lụa; nuôi ngọc trai 100ha...

Cả nước có 19.667 trang trại nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay cả nước có 19.667 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNN PTNT cho hiệu quả kinh tế cao. Trong số các trang trại nông nghiệp, trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,8%, trồng trọt 22%.

Bạc Liêu: Quyết tâm trở thành 'thủ phủ' ngành công nghiệp tôm của cả nước

Bạc Liêu đặt ra quyết tâm trở thành “thủ phủ” ngành công nghiệp tôm của cả nước. Đến nay, tỉnh đã hoàn thiện giai đoạn 1, chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2.