Cải thiện hạ tầng vùng nuôi tôm
Hiện chỉ có 40% diện tích các vùng nuôi tôm được đầu tư hệ thống cung cấp điện 3 pha, hạ tầng thủy lợi phục vụ cấp nước, tiêu thoát nước rất yếu kém.
Tại hội nghị trực tuyến bàn về giải pháp phát triển ngành tôm bền vững và triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng giá trị ngành tôm, nhất là tại ĐBSCL.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến. Ảnh: Minh Phúc.
Vấn đề môi trường còn bức xúc
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, diện tích nuôi tôm của Việt Nam hiện nay khoảng 740.000 ha. Muốn tăng diện tích nuôi trồng để tăng sản lượng tôm thương phẩm là rất khó. Thậm chí, diện tích nuôi tôm năm 2021 có xu hướng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2020.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, ngành tôm cần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành con giống, thức ăn, kiểm soát môi trường nuôi và thú y phòng bệnh, đẩy mạnh chế biến gắn với ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, cần phải có nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật các vùng nuôi tôm, nhất là ở các tỉnh vùng ĐBSCL.
“Hiện nay, chỉ có 40% diện tích các vùng nuôi tôm được đầu tư hệ thống cung cấp điện 3 pha, hạ tầng thủy lợi phục vụ cấp nước, tiêu thoát nước thì yếu kém nên cần phải tập trung vào”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Ông cũng cho biết, thời gian tới Bộ NN-PTNT sẽ huy động nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cho đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới và các nguồn vốn khác để đầu tư hạ tầng các vùng trọng điểm sản xuất tôm giống, vùng nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao các tỉnh ven biển ĐBSCL.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm hiện nay vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Ảnh: LHV.
Bên cạnh đó, sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Bộ NN-PTNT sẽ tổ chức hội nghị tại khu vực phía Nam, mời Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước để bàn về việc huy động nguồn vốn tín dụng và hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho rằng, muốn phát triển ngành tôm một cách bền vững, chắc chắn phải có giải pháp để xử lý môi trường tại vùng nuôi. “Hiện nay để sản xuất 1kg tôm thì phải thải ra môi trường mấy trăm gram bùn thì rất khó kiểm soát môi trường, kiểm soát nguồn gây bệnh”.
Ông đề nghị Tổng cục Thủy sản phải nghiên cứu để xây dựng một đề án xử lý môi trường cho vùng nuôi tôm gắn với phát triển hạ tầng để xử lý triệt để vấn đề này, không thể để chất thải từ ao này chảy sang ao khác.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng chỉ đạo Cục Thú y tăng cường kiểm soát dịch bệnh và có giải pháp xử lý phù hợp, hạn chế thiệt hại cho người nuôi thông qua tăng cường xây dựng và phát triển vùng nuôi an toàn dịch bệnh. “Cái này chúng ta đã làm rất công phu ở Bạc Liêu và Tập đoàn Việt – Úc, do đó cần quan tâm hơn nữa. Phải coi trọng công tác phòng, chống dịch bệnh đối với vật nuôi dưới nước như vật nuôi trên cạn”, ông Phùng Đức Tiến nói.
Cấp mã số vùng nuôi còn chậm, nhiều vướng mắc
Để nâng cao chất lượng và thương hiệu của tôm Việt, Thứ trưởng yêu cầu Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản kiểm soát tốt an toàn thực phẩm tôm nguyên liệu, kiểm soát tốt tạp chất, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm tôm. Bên cạnh đó, muốn xuất khẩu được, Cục cần hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ sản xuất tôm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của từng thị trường.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chủ động thường xuyên đánh giá diễn biến của thị trường để đề xuất giải pháp, kịp thời thông tin tuyên truyền giúp các địa phương và người sản xuất lập kế hoạch sản xuất phù hợp.
“Không để đến lúc doanh nghiệp, bà con xuống giống rồi mới dự báo. Phải tổng kết cả quá trình, dự báo các thị trường lớn để tránh tình trạng được mùa mất giá. Vì thị trường quyết định tái cơ cấu”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Đối với đề xuất của các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau nhằm giải quyết các vướng mắc trong quá trình cấp mã số ao nuôi tôm, mã số vùng nuôi, cấp giấy đăng ký cơ sở nuôi tôm theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và Nghị định 26 của Chính phủ, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định: Hiện nay bình quân chỉ có 10% diện tích ao nuôi tôm được cấp mã số là không đáp ứng được yêu cầu.
Do đó, Bộ NN-PTNT sẽ bàn với Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình Chính phủ sửa Nghị định 26, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn để các địa phương thực hiện cấp mã số ao nuôi, vùng nuôi. Bởi thị trường đòi hỏi sản phẩm phải truy xuất được nguồn gốc xuất xứ. Mà mã số vùng trồng, mã số vùng nuôi là một trong những yếu tố quan trọng để truy xuất nguồn gốc.
Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, từ thực tiễn kết quả xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm cá tra (hiện nay 80% hộ sản xuất đều tham gia vào chuỗi với sự dẫn dắt của doanh nghiệp), có thể khẳng định giá trị sản phẩm của các chuỗi bao giờ cũng cao hơn những hộ đứng ngoài.
Do đó, việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến, thương mại hóa trong chuỗi giá trị ngành tôm là rất quan trọng.
Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi
Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.
Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường
Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.
Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật
Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.
Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN
Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.
Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu
Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực
Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi
Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản
Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.
Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An
Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng
Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.
Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.
Bình luận