Chăn nuôi công nghệ cao ở Hà Nội: Nông dân thiếu vốn, doanh nghiệp không mặn mà

Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi là chìa khóa nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như thu nhập của người nuôi. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi ở Hà Nội vẫn còn nhiều rào cản, cần sớm được tháo gỡ.

Nhiều nút thắt

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của huyện Quốc Oai, với nhiều trang trại lợn, gà thịt, gà đẻ trứng quy mô lớn.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn, đưa ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi là mục tiêu huyện phấn đấu để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, việc nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao ở địa phương còn rất hạn chế. Bởi chăn nuôi công nghệ cao cần nguồn vốn và quỹ đất lớn. Mặt khác, thời hạn cho thuê đất hiện nay ngắn (5 năm), sau đó phải đấu giá lại mới được thuê tiếp nên người dân, doanh nghiệp chưa yên tâm đầu tư lâu dài. Bên cạnh đó, một số chính sách ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ nên khó thu hút được các DN.

241332407_4620335901344918_2999834646542574856_n.jpg

 Hợp tác xã chăn nuôi Hoàng Long (Thanh Oai) ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi

Ông Lê Đình Bình ở xã Đông Yên, Quốc Oai hiện đang phát triển mô hình chăn nuôi gà đồi với quy mô trang trại hơn 1.000 con. Gia đình ông rất muốn ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nhưng chưa thực hiện được vì thiếu vốn. Để xây dựng chuồng trại quy mô khép kín, có hệ thống làm mát, máng ăn tự động... cần nguồn vốn khoảng từ 700 – 800 triệu đồng, đây là một khoản không nhỏ với các hộ dân. Do đó, gia đình mới chỉ đầu tư từng phần, xây dựng chuồng trại khép kín để phòng chống dịch bệnh.
Công ty CP Tiên Viên là một trong những DN đầu tư lớn vào chăn nuôi gà ở Chương Mỹ. Hiện công ty đang liên kết với 30 trang trại chăn nuôi vệ tinh, duy trì đàn gà khoảng 120.000 gà đẻ, thương phẩm. Để hoàn thiện chuỗi, công ty đầu tư hàng chục tỷ đồng cho khu sơ chế, đóng gói sản phẩm trứng với công suất 200.000 quả/ngày. Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa xây dựng được nhà máy giết mổ công nghiệp hiện đại theo kế hoạch do chưa đáp ứng yêu cầu về vấn đề cấp phép xây dựng. Giám đốc Công ty CP Tiên Viên Đặng Đình Tiên cho biết, hiện công ty đang phải thuê giết mổ gia cầm ở bên ngoài với chi phí cao. Công ty kiến nghị các sở, ngành tham mưu TP hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp phép xây dựng và kết nối các nguồn vốn hỗ trợ để công ty sớm hoàn thành dự án xây dựng nhà máy giết mổ công nghiệp hiện đại.
Nói về thực trạng ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi ở Hà Nội, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, những năm gần đây hầu hết các trang trại chăn nuôi lớn trên địa bàn TP đã bước đầu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Trong đó có 557 trang trại sử dụng công nghệ chuồng kín; 26 trang trại sử dụng công nghệ dây chuyền cho ăn uống tự động; 200 trang trại sử dụng công nghệ bán tự động; 35 trang trại sử dụng công nghệ nuôi trên sàn nhựa... Tuy nhiên, hầu hết các trang trại mới chỉ đầu tư một phần, manh mún, chưa đồng bộ, nên hiệu quả chưa cao.
Cần đồng bộ giải pháp
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp TP sẽ tập trung thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng đàn gia súc gia cầm.
Cụ thể phấn đấu, 100% trang trại chăn nuôi lớn sử dụng hệ thống chăn nuôi chuồng kín, tự động hóa dây chuyền trong chế biến thức ăn, cho ăn uống tự động, kiểm soát dịch bệnh, xử lý môi trường chăn nuôi; 100% các trang trại chăn nuôi quy mô lớn được ứng dụng công nghệ cao sản xuất theo chuỗi có thương hiệu sản phẩm, được đánh giá đủ điều kiện chăn nuôi, an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm; 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp được ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Trong giai đoạn vừa qua, TP có các chính sách về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP, trong đó có chính sách phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh. Điểm nhấn là Nghị quyết số 10/2018/NQ- HĐND ngày 5/12/2018 của HĐND TP về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn. Đây chính là những tiền đề phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển chăn nuôi công nghệ cao nói riêng” – ông Nguyễn Huy Đăng nhấn mạnh.
Để tháo gỡ những vướng mắc trong việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi ở Hà Nội, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho rằng cần có giải pháp đồng bộ từ cơ chế chính sách, hạ tầng phụ trợ. Việc làm đầu tiên đó là cần quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, để kêu gọi các cá nhân, DN đầu tư. Trong đó, những cá nhân, DN đầu tư vào lĩnh vực này được ưu tiên giao đất, cho thuê đất ở những vị trí thuận lợi cho sản xuất; được hưởng các chính sách ưu đãi về đầu tư, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, môi trường.
Tiếp đến là tháo gỡ về chính sách đầu tư. Trên cơ sở rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách hiện có về hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nhất là chính sách về đất đai, môi trường, xây dựng hạ tầng, giết mổ, an toàn thực phẩm, chợ đầu môi… Mặt khác, cần phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ cơ khí hóa sản xuất thiết bị chuồng nuôi, thiết bị chế biến, giết mổ, máy chế biến thức ăn, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm. Tăng cường tổ chức cho các đối tượng tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghiệ cao trong chăn nuôi (các hội thi về bò, lợn, gia cầm, các phiên đấu giá gia súc, gia cầm...).

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.