Chăn nuôi theo hình thức nông hộ: Vẫn cần nhiều giải pháp hỗ trợ

Chăn nuôi theo hình thức nông hộ không chỉ góp phần bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường mà còn ổn định sinh kế cho nhiều gia đình. Tuy vậy, loại hình này còn gặp những khó khăn nhất định dù Nhà nước đã dành một số cơ chế riêng.

Do vậy, trong thời gian tới vẫn cần thúc đẩy các chính sách, giải pháp nhằm hạn chế những bất cập của phương thức chăn nuôi này...

ga.jpg

Chăn nuôi theo hình thức nông hộ góp phần bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường, giúp ổn định sinh kế cho nhiều gia đình. Trong ảnh: Một hộ chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế cao tại xã Tiên Phương (huyện Chương Mỹ). Ảnh: Nhật Nam

Hiệu quả đáng ghi nhận  

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 4-9-2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020. Triển khai quyết định này, các tỉnh, thành phố đã hỗ trợ cho các nông hộ 832,474 tỷ đồng, trong đó tập trung hỗ trợ về mua gia súc, gia cầm; đệm lót sinh học, xử lý chất thải...

Theo ông Ngô Văn Sinh ở xã Đông Lỗ (huyện Ứng Hòa), nhờ sự hỗ trợ của các cấp về đào tạo khoa học kỹ thuật, các hộ dân đã xây dựng chuồng trại theo mô hình mới, làm đệm lót sinh học, tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, vừa giảm bớt chi phí trong sản xuất, vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh. Còn ông Nguyễn Hưng Thỉnh ở xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ) cũng khẳng định, được hỗ trợ về chế phẩm sinh học và xây dựng hầm biogas, trang trại của gia đình ông đã nuôi 200 lợn thịt theo hướng an toàn sinh học, nhờ đó đã kiểm soát được bệnh Dịch tả lợn châu Phi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đánh giá về việc thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg những năm vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, các chính sách tại quyết định này đã tác động tích cực đến phát triển chăn nuôi trên địa bàn cả nước, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt giúp ổn định sinh kế cho người dân; nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi, tăng thu nhập của các hộ chăn nuôi 5-10%. Chính sách hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi cũng góp phần giải quyết nạn ô nhiễm môi trường - một vấn đề bức xúc hiện nay.

Thông tin về việc thực hiện quyết định này trên địa bàn Hà Nội, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, thành phố đã thực hiện các chính sách về giống (hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh nhân tạo), trang thiết bị chuyên ngành, xử lý chất thải, hỗ trợ lãi suất vay vốn khôi phục phát triển chăn nuôi. Các chính sách hỗ trợ đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi. Đặc biệt, nhờ cơ chế hỗ trợ về giống mà chất lượng đàn bò thịt BBB của Hà Nội tăng đáng kể, đem lại thu nhập tăng thêm cho người chăn nuôi khoảng 2.000 tỷ đồng.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn

Dù có chuyển biến tích cực, nhưng chăn nuôi theo hình thức nông hộ hiện vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như: Việc xử lý chất thải chưa triệt để, diện tích chuồng trại nhỏ nên khó áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học… Về vấn đề này, theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa Đặng Thị Tươi, việc thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg vẫn còn nhiều khó khăn do giá sản phẩm chăn nuôi trên thị trường không ổn định, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên hộ nông dân hạn chế đầu tư xây mới các công trình khí sinh học.

Ở tầm nhìn tổng thể, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Dương cho rằng, phương thức hỗ trợ theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg là hỗ trợ sau đầu tư, người chăn nuôi nhỏ lẻ chưa quen với phương thức này. Nhiều hộ dân đã đăng ký xây mới công trình khí sinh học nhưng khi thực hiện các địa phương lại không có kinh phí đối ứng. Các nông hộ không quan tâm đúng mức đến việc làm đệm lót sinh học để hạn chế ô nhiễm môi trường...

Để tháo gỡ những khó khăn nêu trên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho rằng, các địa phương cần ưu tiên hỗ trợ các hộ chăn nuôi bảo đảm điều kiện về chuồng trại; đồng thời yêu cầu xây dựng hầm biogas, đệm lót sinh học… để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hà Nội đề xuất Bộ NN&PTNT tham mưu với Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn tín dụng để mở rộng đầu tư chăn nuôi an toàn sinh học; hỗ trợ di dời chăn nuôi ra khỏi khu dân cư phù hợp với Luật Chăn nuôi...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, trong giai đoạn 2021-2025, dư địa phát triển của ngành chăn nuôi còn rất lớn, bên cạnh việc đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại, ngành Nông nghiệp tiếp tục tham mưu Chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho chăn nuôi theo hình thức nông hộ theo tiêu chí quy định của Luật Chăn nuôi về mua con giống, xử lý chất thải, chế phẩm sinh học... Cùng với đó, hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi quốc gia, chăn nuôi hữu cơ; đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, các địa phương cần tập trung phát triển các sản phẩm chăn nuôi đặc sản, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu.
 
 

 
 

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.