Chủ động phân tích, dự báo thị trường nông sản

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết sẽ có các giải pháp rà soát, phân tích, dự báo nhằm chủ động có các phương án tiêu thụ nông sản.

img_0702-143851_405.jpg

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản. Ảnh: Phạm Hiếu.

Một số địa phương phòng dịch quá cực đoan 
Ngày 12/7, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, 6 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp tới lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản.

Trên thế giới, xu hướng bảo hộ thương mại tiếp tục gia tăng, xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn và những rào cản mậu dịch tự do ngày càng nhiều hơn. Các nền kinh lớn đang đưa ra các biện pháp kích thích tăng trưởng, hỗ trợ giảm thiệt hại do dịch Covid-19.

Tại Việt Nam, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã và đang khiến tình hình lưu thông nông sản nói riêng, lưu thông hàng hóa nói chung bị đứt gãy, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ, khiến tình trạng cung vượt cầu rõ ràng hơn. Có những đợt bùng phát dịch trùng vào thời điểm nhiều loại nông sản vào vụ thu hoạch rộ nên lượng cung hàng hóa lớn, vận chuyển khó khăn do phải thực thi các biện pháp phòng dịch.

Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, nhất là ở khâu bảo quản và chế biến sâu, tuy đã có rất nhiều kết quả nhưng chưa đáp ứng yêu cầu cao của thực tiễn, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển mạnh dẫn đến tổn thất sau thu hoạch còn cao.

Công tác thông tin thị trường còn thiếu sự kết nối, thông suốt, công tác dự báo thị trường chưa đáp ứng yêu cầu.

img_0359-140601_542-144259_673.jpg

Trong 6 tháng đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khâu vận chuyển, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gặp nhiều khó khăn do thiếu phương tiện vận chuyển (container rỗng để vận chuyển hàng xuất khẩu, container lạnh để vận chuyển rau quả nội địa), chi phí vận chuyển cao (do lái xe sợ bị cách ly dài ngày sau mỗi chuyến hàng). Một số địa phương áp dụng biện pháp phòng dịch quá mức gây “ngăn sông, cấm chợ”, tâm lý e ngại tiêu thụ nông sản từ vùng dịch.

Việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ nông sản giai đoạn hậu dịch Covid-19 còn chậm do các nước còn phong tỏa, hạn chế đi lại.

Các thị trường xuất khẩu ngày càng thắt chặt và nâng cao các yêu cầu về kỹ thuật như an toàn thực phẩm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc cũng như chất lượng hàng hóa.

Nhận định chung, nếu dịch bệnh Covid-19 còn kéo dài, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về lao động, chi phí sản xuất tăng (vật tư sản xuất, chi phí lưu thông…) nên rất cần sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước như giãn nợ, khoanh nợ, hoãn nộp thuế… để khôi phục sản xuất.

Chủ động phân tích, dự báo thị trường nông sản
Tuy chịu tác động bởi dịch Covid-19 nhưng một số doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản cũng đã có kinh nghiệm trong việc tìm giải pháp ứng phó với việc đứt gãy cung cầu nguyên liệu và sản phẩm trên thế giới và trong nước.

Đánh giá sơ bộ chung về kết quả sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp ngành hàng nông, lâm, thủy sản đều đạt được mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho 6 tháng đầu năm trong điều kiện các chi phí sản xuất, logistic, lưu thông sản phẩm có tăng lên.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tiếp tục quan tâm đầu tư vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản. Kết quả 6 tháng đầu năm 2021, đã có thêm 6 dự án lớn khởi công, khánh thành với số vốn đăng ký đạt 4.934 tỷ đồng.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 ngay từ đầu năm 2021 nên công tác phát triển thị trường và xúc tiến thương mại của Bộ NN-PTNT trong 6 tháng đầu năm tập trung vào nhiệm vụ tham mưu giải pháp ứng phó, tháo gỡ khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản.

img_9364-165911_447-144131_531.jpg

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (giữa) cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị rà soát, chủ động phân tích, dự báo thị trường cho các mặt hàng nông sản. Ảnh: Minh Phúc.

Ngoài ra, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đã tích cực theo dõi diễn biến giá cả, thị trường và thực hiện công tác truyền thông về thị trường nông sản. Đồng thời, theo dõi, báo cáo thường xuyên biến động giá cả, tình hình cung cầu một số mặt hàng nông sản thiết yếu.

Song song đó, duy trì kết nối, phối hợp với đầu mối chế biến và phát triển thị trường nông sản tại các địa phương triển khai các hoạt động định hướng công tác chế biến và thị trường trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, kịp thời điều chỉnh hình thức tổ chức xúc tiến thương mại, kết nối thị trường để hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân khi vào vụ thu hoạch.

Phát biểu tại Hội nghị về vấn đề kiện toàn Ban chỉ đạo Phát triển thị trường nông sản, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam mong muốn trong thời gian tới, Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản sẽ có sự phối hợp với Cục Trồng trọt để có một cái nhìn bao quát tổng thể về sản xuất, tiêu thụ của từng vùng, từng địa phương, từ đó xây dựng được kế hoạch phân tích thị trường và phân tích mặt hàng hiệu quả.

6 tháng cuối năm 2021, ngành chế biến sẽ cố gắng góp phần vào mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3 - 3,2%, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,2 - 3,5%, trong đó mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2021 khoảng 45 tỷ USD (cao hơn Chính phủ giao 3 tỷ USD).

Để đạt được mục tiêu trên, cần thực hiện các giải pháp tác động vào các sản phẩm chủ lực có triển vọng và giá trị xuất khẩu cao để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm như: Nông sản chính 21,5 tỷ USD; lâm sản và đồ gỗ 14 tỷ USD; thủy sản 8,5 tỷ USD; các mặt hàng khác khoảng 1 tỷ USD.

 

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.