Chuyển hướng theo tư duy kinh tế nông nghiệp: Đắk Nông phát huy thế mạnh nông sản chủ lực
Đắk Nông là tỉnh nông nghiệp, có thế mạnh cả về trồng trọt (cây trồng chủ lực cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, bơ) và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, Đắk Nông đã sớm chuyển hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao và chú trọng nhân rộng các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Điều này đã góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững.
Tầm nhìn
Ngày 7/4/2011, Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 (gọi tắt NQ 04). Có thể nói, NQ 04 ra đời từ khá sớm, cho thấy tầm nhìn của tỉnh về cách làm nông nghiệp.
Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và nông dân, NQ 04 đã dần đi vào cuộc sống, mang lại nhiều kết quả tích cực đối với nông nghiệp Đắk Nông. Nói cách khác, sau hơn 10 năm triển khai NQ 04, lĩnh vực nông nghiệp của địa phương này đã đạt được nhiều kết quả nổi bật cả về năng suất, sản lượng, hình thành được các chuỗi giá trị sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi. Điển hình như việc ứng dụng các giống mới, kỹ thuật mới; phong trào tái canh cây cà phê rộng khắp; chăn nuôi theo hướng sinh học...
Hiện nay, hệ thống tưới nhỏ giọt được ông Chính lắp đặt trên toàn bộ 10ha cây trồng. Trong đó có 3,5ha bưởi da xanh, tiêu và bơ đang cho thu hoạch.
Mỗi năm, 2ha bưởi cho thu hoạch 2 đợt, đạt gần 20 tấn. Với giá bán 25.000 đồng/kg tại vườn, chưa trừ chi phí, gia đình ông thu được hơn 400 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có 1,5 ha bơ, hồ tiêu cũng cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.
Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Nô, hệ thống tưới nhỏ giọt cho thấy đây là phương pháp hiệu quả và tiết kiệm nước tưới, có thể nhân rộng tại vùng khô hạn, nơi nguồn nước khan hiếm trên địa bàn.
“Thước đo” từ chất lượng
Năm 1997, ông Trần Quang Đông từ TP. Hồ Chí Minh lên TP.Gia Nghĩa đầu tư trang trại. Những ngày đầu đặt chân đến đây, ông nhận thấy, đất đai ở đây màu mỡ, khí hậu tương đối thuận lợi nên quyết định đầu tư trang trại trồng thử nghiệm một số loại cây ăn quả.
Sau nhiều thử nghiệm, cuối cùng ông Đông quyết định lựa chọn măng cụt - cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế tương đối cao trên thị trường để phát triển quy mô 8ha.
Sau hơn 10 năm đầu tư trồng măng cụt, đến năm 2013, ông quyết định sản xuất loại cây này theo tiêu chuẩn VietGAP. Rồi không dừng lại ở đó, với mong muốn đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài “bán cho Tây”, nên năm 2016, ông quyết định trồng măng cụt theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Theo ông Đông, để sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng về sản xuất nông nghiệp, không chỉ về kỹ thuật mà còn phải tỉ mỉ từ việc sắp xếp theo hệ thống (gồm khâu làm đất, chọn rồi xuống giống, chăm sóc đến thu hoạch và bảo quản), ghi chép cụ thể nhật ký chăm sóc vườn cây,…
Việc ghi chép này sẽ bảo đảm cho truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Nếu có lô sản phẩm không đạt yêu cầu thì chỉ cần xem nhật ký là có thể biết lỗi ở khâu nào. Còn chi phí đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP thường cao hơn 50% so với trang trại bình thường. Tuy nhiên, sản phẩm tiêu chuẩn GlobalGAP khi đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ giúp người trồng yên tâm về đầu ra.
Cụ thể, 8ha măng cụt được ông Đông phân làm 5 lô sản xuất và trồng theo hàng lối. Hàng ngày có khoảng 20 công nhân chăm sóc vườn cây. Theo ông, việc phân lô giúp việc chăm sóc măng cụt của công nhân được thực hiện một cách khoa học, vừa tốt cho sức khỏe của người trực tiếp sản xuất, vừa bảo đảm an toàn thực phẩm để cung ứng ra thị trường quốc tế.
Bình quân ông Đông xuất bán ra thị trường khoảng 60 tấn măng cụt sạch/năm, giá bánkhoảng 80.000 đồng/kg. Đều đặn mỗi năm trang trại của ông Đông thu về gần 5 tỷ đồng từ vườn măng cụt.
Hiện, ngoài việc xuất cho các vựa trái cây ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lâm Đồng thì 2 năm gần đây, măng cụt của ông còn được xuất khẩu sang Hà Lan, với giá trung bình 100.000 đồng/kg.
Chia sẻ về điều này, ông Đông cho biết thêm: “Tôi đã xây dựng thương hiệu trái cây của trang trại mình 10 năm và hiện đang củng cố thêm. Năm nay, tôi dán tem truy xuất nguồn gốc trên 100.000 trái măng cụt mang tên Trang trại Gia Ân, để mọi người biết đến sản phẩm sạch của mình.”
Cây măng cụt mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Trần Quang Đông.
Ông Đông phân tích, vì trong thời kỳ kinh tế hội nhập, việc cung ứng sản phẩm ra thị trường cần phải an toàn - bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng thì mới được đón nhận. Bởi vấn đề an toàn thực phẩm hiện là “thước đo” quan trọng nhất của sản phẩm nông nghiệp được người tiêu dùng luôn quan tâm, đặc biệt là người tiêu dùng quốc tế, chất lượng sản phẩm càng đòi hỏi cao hơn.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với sản phẩm chủ lực
Đắk Nông đặt mục tiêu đến năm 2035 xây dựng 55 vùng đủ điều kiện đạt tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với tổng diện tích 28.636 ha, nâng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 60-70% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Theo đó, từ nay đến năm 2035, Đắk Nông có kế hoạch sẽ xây dựng khoảng 55 vùng đủ điều kiện đạt tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các huyện, thị xã trên địa bàn với tổng diện tích 28.636 ha. Cụ thể, hình thành 17 vùng cà phê (15.600 ha); 11 vùng hồ tiêu (6.420ha); 2 vùng ngô (600ha); 6 vùng cây ăn quả (1.800ha); 2 vùng nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt ao hồ nhỏ (450 ha); 1 vùng sản xuất giống thủy sản (20 ha); 5 vùng nuôi bò thịt, bò sinh sản ( 2.226 ha); 3 vùng nuôi heo (230 ha); 1 vùng nuôi gia cầm (60 ha); 3 vùng sản xuất rau (630 ha); 1 vùng sản xuất lúa (400 ha); 1 vùng đậu tương (200 ha) và 2 vùng nuôi cá lồng nước ngọt (khoảng 800 ha).
Trên cơ sở thực tế, Đắk Nông xác định: Để đi lên nông nghiệp thông minh phải bắt đầu từ việc tiếp nối, kế thừa kết quả NQ 04. Chính vì thế, những năm gần đây, Đắk Nông đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các mô hình chuỗi liên kết sản phẩm chủ lực.
Ngay đầu năm 2021, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông đã ký quyết định công nhận 3 vùng sản xuất nông sản ứng dụng công nghệ cao. Đây là các vùng sản xuất nông sản chủ lực, thế mạnh, được định hướng sản xuất hàng hóa và tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế ngành, nâng cao thu nhập người dân.
Đắk Nông phấn đấu "nâng tầm" cho các sản phẩm nông nghiệp.
Đó là vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại xã Buôn Choah (huyện Krông Nô) và hai vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao tại hai xã Thuận Hạnh và Thuận Hà (huyện Đắk Song); trong đó, vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao tại xã Thuận Hạnh có diện tích hơn 1.100ha với trên 600 hộ nông dân và 3 doanh nghiệp, HTX tham gia. Còn vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao xã Thuận Hà có tổng diện tích gần 420ha với gần 200 hộ dân và hai HTX, tổ hợp tác.
Việc phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng tập trung, chuyên canh, định hướng hàng hóa là một ưu tiên của Đắk Nông từ nay đến năm 2030.
Mục tiêu chính là phát triển nông nghiệp phù hợp với chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm là hiệu quả kinh tế trên cơ sở huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, mà hạt nhân là các doanh nghiệp
Bà Nguyễn Thị Tình, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Nông, cho biết: Trước mắt, chúng tôi sẽ chỉ đạo tập trung tổ chức lại sản xuất gắn với quy hoạch, xây dựng các chuỗi sản phẩm thế mạnh gồm hồ tiêu, cà phê, cây ăn quả… Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao, nhất là với đội ngũ làm hoạt động khuyến nông.
Áp dụng sản xuất lúa theo quy trình VietGAP tại cánh đồng lúa xã Buôn Choah, huyện Krông Nô.
Theo đại diện UBND tỉnh Đắk Nông, nông nghệp ứng dụng công nghệ cao tiếp tục được tỉnh chú trọng phát triển, nhân rộng, gắn với chuỗi liên kết, chuỗi giá trị. Trong đó, tỉnh tập trung giải quyết các hạn chế, bất cập, triển khai nhiều giải pháp cả về quy hoạch và quản lý quy hoạch, cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ dân, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác ứng dụng công nghệ cao vào tất cả các khâu từ sản xuất, đến chế biến, nhãn hiệu, phân phối, tiêu thụ. Chúng tôi sẽ nhân rộng hoạt động ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị nông sản thế mạnh, đặc trưng…
Cùng với đẩy mạnh sản xuất ứng dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh Đắk Nông khuyến nghị các HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại, nhà sản xuất nói chung quan tâm nhiều hơn, chủ động hơn đến phòng chống dịch bệnh, khuyến khích thu hút đầu tư vào khâu bảo quản, chế biến để nâng cao giá trị nông sản và làm nền tảng cho các mối liên kết, nhất là tiêu thụ nông sản trong giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19 hiện nay… Có như vậy, những nỗ lực của ngành Nông nghiệp và người dân trong việc đẩy mạnh sản xuất, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp mới mau chóng đạt được thành quả. Từ đó giúp cho người dân các vùng nông thôn nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi
Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.
Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường
Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.
Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật
Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.
Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN
Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.
Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu
Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực
Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi
Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản
Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.
Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An
Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng
Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.
Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.
Bình luận