Chuyện người mang sâm Ngọc Linh về trồng ở Sơn La

âm Ngọc Linh sinh trưởng, phát triển khá tốt ở Sơn La, vẫn mang đầy đủ các hợp chất đặc trưng của sâm Việt Nam - sâm Ngọc Linh, đã mở ra hướng sản xuất mới cho nhiều tỉnh vùng Tây Bắc.

Để có kết quả này là cả một câu chuyện dài, tốn không ít tiền bạc, công sức và sự tâm huyết của ông Nguyễn Chí Long, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long (Công ty Thành Long).

3.jpg

Thấy mô hình mới, nhiều bạn bè, khách thập phương tìm đến thăm dự án trồng sâm của ông Long.

Lên núi trồng “trộm” sâm

Ngày 10/9/2021, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) có kết quả phân tích và kiểm nghiệm đối với cao sâm Ngọc Linh do Công ty Thành Long (thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh  Sơn La)  gửi đến. Theo đó, mẫu sâm kiểm nghiệm có hợp chất chính đặc trưng của củ sâm Việt Nam. 

Ông Long tâm sự, năm 2005, tôi làm khoáng sản ở Phước Thành (Phước Sơn - Quảng Nam), thấy người dân  bán sâm Ngọc Linh, tôi mua dùng thử thấy rất tốt. Trao đổi với mấy người bạn ở Quân đoàn 3, các bạn ấy bảo cây này tốt lắm, ngày xưa nhiều cụ tham gia ở chiến trường B3 (đóng quân ở Tây Nguyên) được đồng bào đào cho ăn, sau đó các cụ toàn thọ 96 tuổi trở lên.

“Thấy tác dụng của cây sâm này, tôi đã mua cả tạ sâm mang về biếu người thân trong gia đình và một số người bạn thân thiết. Tuy nhiên, khi đó sâm giả nhiều nên tôi phải lọ mọ vào tận vườn tìm mua. Về sau có ông anh làm ở Thuỷ điện Nam Trà My ngay chân núi Trà Linh, một lần vào thăm nhà, thấy trồng nhiều sâm, tôi thắc mắc, không biết cây này có trồng được ở ngoài Bắc không? Từ đây, trong tôi bắt đầu ý định mang sâm Ngọc Linh ra trồng thử nghiệm ở Sơn La”, ông Long nhớ lại.

Năm 2009, nhiều đỉnh núi tại các xã vùng cao của Sơn La cứ chỗ nào có mây mù và độ cao giống ở Quảng Nam là ông lại giả làm người đi tìm cây thuốc để “lén lút” mang sâm giống lên trồng tại các khu vực này. Sau 2-3 năm, có đỉnh núi còn tồn tại được vài cây, phần vì chuột gặm hay có những chỗ người dân phát hiện họ nhổ hết. Mỗi khu ông trồng khoảng 200 cây với giá khi đó 360.000 đồng/cây. Số lượng trồng lên đến vài nghìn cây nên chi phí về kinh tế không hề nhỏ. Tuy nhiên, kết quả  thu được là cây sâm Ngọc Linh có thể sống khá tốt ở Sơn La.

Theo ông Long, đất chỉ là một yếu tố, khí hậu phải có sương mù sâm mới sống và phát triển tốt, mà mình trồng được thì người dân cũng có thể trồng, từ đó có thể thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Nghĩ là làm, năm 2018, ông Long tự lập dự án phát triển cây sâm, sau đó được chính quyền đồng ý. Lúc này, ông gom số cây sâm trồng “trộm” trước đây còn lại mang về trồng và nhân giống. Đồng thời, năm 2019, ông Long bỏ ra hàng tỷ đồng mua hạt giống về ươm trồng thử.

Tuy nhiên, lúc này Công ty Thành Long lại gặp một số khó khăn, thách thức mới. Theo ông Long, vấn đề an ninh đối với cây sâm là rất khó khăn, do cây giá trị kinh tế cao nên dễ bị trộm. Rồi khó khăn về vốn, ông  phải đi vay tiền bạn bè, vay ngân hàng để đầu tư vào dự án. Đặc biệt, khi thực hiện dự án đã không nhận được sự đồng thuận của người dân bản địa, do khi đó họ chưa hiểu về giá trị của cây sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, cùng với việc thường xuyên giải thích cho người dân hiểu và sau đó là thuê chính người dân địa phương trông coi, đến nay dự án trồng sâm đã thành công nên được bà con tin tưởng.

Thành công bước đầu

Đến nay, tổng mức đầu tư vào dự án trồng sâm Ngọc Linh của Công ty Thành Long đã lên tới 20 tỷ đồng. Nhờ nắm chắc  kỹ thuật, mà doanh nghiệp đã nhân thành công giống sâm, được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho phép lưu hành giống sâm tại các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt, phương pháp gieo giống bằng hạt công ty đã thành công khi tỷ lệ nảy mầm đạt trên 90%.

2.jpg

Ông Long cần mẫm chăm sóc sâm.

Ông Long tâm sự, bây giờ công ty có khoảng 4 vạn cây sâm ở nhiều năm tuổi và khoảng 5 vạn cây sâm giống. Sau đó,  nhiều người khẳng định tôi đã thành công, nhưng tôi nghĩ, sau khi trồng, mang đi thử nghiệm thấy sâm của mình đúng là dòng sâm Việt Nam, bây giờ tôi mới công bố là thành công.

Về kế hoạch phát triển trong thời gian tới, ông Long cho biết, tôi chỉ đam mê, cứ biết trồng là trồng, làm cách nào để cây sâm ở phía Bắc tốt như sâm ở trong Quảng Nam, Kom Tum, giá chỉ cần vài chục triệu/kg, chứ không cao đến mấy trăm triệu đồng/kg. Điều mong muốn nhất là bất kỳ người dân nào ở Sơn La, kể cả là hộ không có điều kiện, cũng có thể dùng được sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.

Đánh thức tiềm năng

Trao đổi với phóng viên, ông Võ Văn An, Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La (thành viên Hội Làm vườn Việt Nam), cho biết, tuy hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhưng ông Long rất cần cù, mày mò để đi tìm giống sâm về trồng thử nghiệm tại Sơn La. Đến nay đã trồng thành công, bắt đầu cho sản phẩm. Qua đây, tạo ra sản phẩm quý cho Sơn La.

“Để mở rộng diện tích trồng sâm cho người dân, hội viên Hội Ngành nghề nông nghiệp, nông thôn, tôi rất mong các cấp chính quyền có quy hoạch vùng trồng, không để mạnh ai người đó làm vì giống rất đắt, yêu cầu kỹ thuật rất cao. Sau khi xây dựng kế hoạch phát triển, triển khai thực hiện nên hỗ trợ vốn, kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia. Ngoài ra, nên có phương án quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho người trồng”, ông An cho biết thêm.

Chia sẻ về chủ trương phát triển cây dược liệu của tỉnh, ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, cho biết, đây là một trong những chủ trương được tỉnh đặc biệt quan tâm. Phát triển cây dược liệu sẽ đánh thức tiềm năng của địa phương. Tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp đủ nguồn lực và công nghệ để khơi dậy được tiềm năng này. Phát triển thành công vùng trồng cây dược liệu sẽ tạo được công ăn việc làm trước mắt cũng như lâu dài cho lao động địa phương, góp phần bảo tồn và phát triển được nguồn dược liệu quý, sớm hình thành vùng sản xuất nguồn dược liệu hàng hóa tập trung với quy mô lớn.

“Việc phát triển vùng trồng cây dược liệu trong giai đoạn tới sẽ mở ra cơ hội lớn cho các địa phương tham gia thị trường trong nước, quốc tế về dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên. Do vậy, nhiệm vụ của các cấp chính quyền, người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là các vùng có tiềm năng, lợi thế phát triển cây dược liệu quý cần phải gìn giữ, phát huy thế mạnh về cây dược liệu. Tiềm năng dược liệu của tỉnh Sơn La không chỉ được đánh thức bằng khoa học và công nghệ, mà cần phải được đánh thức bằng sự gắn kết, trách nhiệm, tận tâm của cấp ủy, chính quyền các cơ sở cũng như nguồn lực của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư”, ông Khánh cho biết thêm.

Sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam chứa 52 hợp chất Sapomin trong thành phần thân, rễ và củ. Sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc không có. Đó là giúp cơ thể kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống ôxy hóa, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị ung thư, tiểu đường... Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam 12/4/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) đã khẳng định: Sâm Ngọc Linh được xem là quốc bảo của ngành dược liệu Việt Nam.

 

 

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.