Cơ hội lớn cho thủy sản

Ngành thủy sản đã vươn lên để nắm bắt thời cơ khi phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức trong 6 tháng đầu năm 2021.

Phấn đấu xuất khẩu đạt 8,5 - 8,7 tỷ USD
"Hiện nay, thủy sản và chăn nuôi là hai lĩnh vực đóng góp 49,45% cho tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Dư địa tăng trưởng của cả thủy sản lẫn chăn nuôi vẫn còn, nếu cả hai khối không phát huy được những ưu thế thì tăng trưởng ngành nông nghiệp khó đạt được mục tiêu đã đề ra”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) ngày 6/7.

watermark_img_0446-1820_20210706_560-190810.jpeg

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng thời điểm hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam đang phải đương đầu rất nhiều thách thức. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đối với riêng ngành thủy sản, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng đạt 4,1 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kì năm 2020. Trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2,1 triệu tấn, tăng 4%; sản lượng khai thác đạt gần 2 triệu tấn, tăng 1%. Năm 2021, ngành thủy sản phấn đấu đạt 8,6 triệu tấn sản lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 - 8,7 tỷ USD.

Thời điểm hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam đang phải đương đầu rất nhiều thách thức. Khó khăn lớn nhất bắt nguồn từ đại dịch Covid-19. Hiện nay, một số nhà máy chế biến và sơ chế, bảo quản thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng đã bị dịch Covid-19 xâm nhập. Hướng giải pháp để giải quyết vấn đề này được Bộ NN-PTNT nhận định là vô cùng quan trọng và sẽ quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn trong thời gian tới.

Lấy ví dụ từ thành quả của việc kiểm soát thành công dịch tả lợn Châu Phi của Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng một trong những yếu tố quan trọng là phải đảm bảo được an ninh sinh học. Nếu như các trại lợn cụ kị ông bà đã phải “nội bất xuất ngoại bất nhập” thì các cơ sở chế biến thủy sản cũng phải thực hiện theo như vậy.

"Tiếp đến là cần đổi mới công nghệ, kể cả những lúc khó khăn vì những doanh nghiệp tại Việt Nam đều ở mức quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Nếu không đổi mới công nghệ thì sẽ khó nâng cao giá trị gia tăng cũng như nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT khẳng định.

Trong 6 tháng cuối năm, Bộ NN-PTNT sẽ có chỉ đạo đối với từng lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, bảo tồn, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thông tin thủy sản, kiểm ngư, khoa học công nghệ. Tất cả những mảnh ghép đó, cùng với sự phối hợp hỗ trợ của các Hiệp hội ngành hàng, ngành thủy sản sẽ có giải pháp hoàn chỉnh để thúc đẩy phát triển, hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2021.

Thời cơ cho xuất khẩu tôm
Đại dịch Covid-19 khó khăn nhưng cũng là tiền đề để ngành nông nghiệp nước nhà vươn lên. Những chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trên thế giới bị đứt gãy chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam nắm bắt cơ hội và thời cơ. Công tác phòng chống Covid-19 của Việt Nam cho đến nay đạt kết quả tương đối tốt đã tạo nền tảng cho việc tổ chức sản xuất.

img_0350-185117_332.jpg

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân chủ trì hội nghị. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hiện nay, tại Ấn Độ cũng như một số quốc gia khác có ngành tôm phát triển đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Trong khi đó, sản phẩm tôm của Việt Nam được đánh giá có năng suất chất lượng tương đối tốt. Thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam đã được mở rộng trong thời gian gần đây.

Nhận thức được thời cơ và cơ hội, ngay từ cuối năm 2020, Bộ NN-PTNT đã nhận định đây là thời điểm có nhiều điều kiện thuận lợi cho nuôi tôm xuất khẩu. Hiện nay, cả sản lượng, diện tích và năng suất của sản phẩm tôm đều đảm bảo những tiêu chí để không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra quốc tế trong những tháng cuối năm.

Quyết định số 79/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 đã đặt ra mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD. Đây là chỉ tiêu rất lớn nhưng Bộ NN-PTNT đã giải quyết hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ ở cả khai thác và nuôi trồng để hoàn thành mục tiêu phát triển thủy sản nói chung và tôm nói riêng.

Năm 2021, sản phẩm tôm được đánh giá vừa năng suất, vừa chất lượng. Dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam những tháng cuối năm vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt do có lợi thế từ FTA. Trong thời gian tới, nuôi tôm cần được quan tâm hơn về giống, thức ăn, thú y phòng bệnh, an toàn sinh học để các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật đạt mức cao nhất.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Tiến thông tin: “Việc gắn mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc của ao nuôi tôm hiện đang bị ảnh hưởng bởi Luật Đất đai. Thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa Luật Đất đai trong nhiệm kì này. Vấn đề này không chỉ của riêng Bộ NN-PTNT mà Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cần giải quyết. Bộ NN-PTNT sẽ chủ động mời Bộ Tài nguyên và Môi trường tìm giải pháp và phổ biến tới các địa phương tháo gỡ khó khăn".

Phát triển ngành thủy sản bền vững
Tại Việt Nam, trong một thời gian dài, phong trào khai thác thủy sản nở rộ với đội tàu đánh bắt có những lúc lên đến hơn 110.000 tàu. Cho đến nay số lượng đã giảm chỉ còn 94.572 tàu, qua đó cho thấy hạn ngạch cũng như cường lực khai thác cũng giảm theo.

Trong năm 2021, tuy số vụ, số tàu, số người khai thác của Việt Nam đã giảm nhưng thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) đã khẳng định: Nếu còn tàu vi phạm thì không thể nói đến chuyện gỡ “thẻ vàng”.

anh-le-hoang-vu-163100_777-1823_20210706_322-190814.jpeg

Công tác bảo tồn thủy sản tốt sẽ tạo trữ lượng để khai thác bền vững. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

"Có thể khẳng định, 3 trụ cột trong thủy sản là khai thác, nuôi trồng và bảo tồn. Trong khu vực và trên thế giới, bảo tồn luôn song hành cùng với khai thác. Công tác bảo tồn tốt sẽ tạo trữ lượng để khai thác bền vững, từ đó cũng hạn chế được tàu khai thác vi phạm trên vùng biển nước ngoài. Đây là một giải pháp quan trọng để vừa phát triển thủy sản bền vững, vừa góp phần gỡ "thẻ vàng" trong thời gian tới”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Theo Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), trên cơ sở kết quả điều tra nguồn lợi từ các dự án, Vụ đã tham mưu cho Bộ NN-PTNT chỉ đạo các địa phương có giải pháp phục hồi nguồn lợi thủy sản.

Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính
Đối với thủy sản, cần khẳng định Trung Quốc là một thị trường lớn. Việt Nam phải nhận thức rõ hơn những yêu cầu của thị trường này. Trước đây, nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc là thị trường dễ tính thế nhưng hiện nay, với một xã hội khá giả, thị trường 1,4 tỷ dân đòi hỏi những tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn rất rõ ràng.

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương là hướng dẫn cho người nông dân sản xuất đạt tiêu chí từng thị trường. Nếu muốn mở rộng xuất khẩu vào thị trường nào thì cần tìm hiểu kĩ lưỡng yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn của thị trường đó để có phương hướng chỉ đạo sản xuất.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong nhiều năm vừa qua, Bộ NN-PTNT cùng Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với các địa phương từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Qua đó nâng cao số lượng doanh nghiệp được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường 1,4 tỷ dân.

Ngoài ra, theo lãnh đạo Bộ NN-PTNT, vấn đề an toàn thực phẩm của một đất nước phát triển phải được thực hiện một cách bài bản và căn cơ. Vì vậy truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang là yêu cầu của tất cả các thị trường hiện nay.

Theo Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản Nhữ Văn Cẩn, hiện nay đã đến mùa mưa, hạn mặn không còn nữa song 6 tháng cuối năm sẽ là thời điểm mưa bão nên rất cần những giải pháp khắc phục, ổn định ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, ngành thủy sản đang đứng trước cơ hội lớn khi thị trường đang bắt đầu mở cửa trở lại sau khi một số nước đã kiểm soát được dịch Covid-19.

Trong 6 tháng cuối năm, Vụ Nuôi trồng thủy sản sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đăng ký cấp mã số cho các cơ sở nuôi tôm, bảo đảm hoạt động truy xuất nguồn gốc, xây dựng các chương trình dự án, đặc biệt là các chương trình cấp quốc gia; tiếp tục nắm bắt cơ hội thị trường để phát triển các sản phẩm chủ lực là tôm, cá tra. Bên cạnh đó, chú trọng các đối tượng thủy sản phục vụ tiêu dùng cho dịp tết.

Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), cho biết hiện nay tình hình Covid-19 đang diễn ra phức tạp với các ổ dịch xuất hiện ở các địa phương có nhiều doanh nghiệp thủy sản. Các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực huy động tối đa nguồn lực để thực hiện công tác phòng chống dịch như tiêm vacxin cho nhân viên, ngừng hoặc cắt các khâu sản xuất, đưa công nhân vào ở trong phạm vi nhà máy.

anh-le-hoang-vu-8-163057_847-1823_20210706_605-190814.jpeg

Vấn đề an toàn thực phẩm của một đất nước phát triển phải được thực hiện một cách bài bản và căn cơ. Ảnh: Lưu Hoàng Vũ.

Về xuất khẩu, số liệu đã ghi nhận nhiều diễn biến, kết quả tích cực trong xuất khẩu. Kết thúc 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản tăng 15% so với năm ngoái nhờ có nhiều biện pháp mới trong phòng chống dịch bệnh. Một số mặt hàng chủ lực như tôm đang đứng đầu thị phần ở nhiều thị trường lớn, cạnh tranh với các mặt hàng tôm từ Ấn Độ, Indonesia, Ecuador. Hầu hết các mặt hàng tăng trưởng khá như tôm tăng 13%, cá tra tăng 18%, cá ngừ tăng 20%, các mặt hàng hàu, nghêu ngao mặc dù kim ngạch nhỏ nhưng mức tăng trưởng lên tới 45%.

Các thị trường tăng trưởng lớn nhất so với cùng thời điểm tháng 6 năm ngoái là thị trường Nga tăng 61%, thị trường chính là Mỹ tăng 37%, thị trường Châu Âu tăng 31%, khối CPTPP tăng 12%, duy có Trung Quốc giảm 6%.

Ở góc độ là một mắt xích trong chuỗi sản xuất và vai trò quan trọng của Tổng cục Thủy sản trong giai đoạn 2020-2025, ông Nguyễn Hoài Nam đề xuất hai nội dung cần được làm nổi bật để tập trung nguồn lực ở phạm vi quốc gia là cơ sở hạ tầng và vấn đề liên quan đến Đạo luật Bảo vệ Động vật biển có vú của Mỹ vì liên quan đến hạng mục xuất khẩu và xa hơn là năng lực quốc gia.

Vấn đề cung cấp mã số vùng trồng cho mặt hàng tôm, một mặt hàng chiến lược, hiện đang được thảo luận nhiều trên các diễn đàn địa phương, doanh nghiệp nhằm đáp ứng các thị trường yêu cầu truy xuất nguồn gốc trong đó có thị trường Mỹ.

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.