Đắk Lắk: Trồng ớt nhiều nơi vứt bỏ đỏ vườn, ở đây nông dân trồng kiểu gì mà hái mỏi tay bán vèo vèo?
Trong khi nhiều địa phương đang loay hoay tìm đầu ra cho nông sản như vải, dưa hấu, khoai lang, bí, tiêu…thì mô hình liên kết trồng ớt hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ đang được một số người dân tỉnh Đắk Lắk triển khai, đem lại hiệu quả kinh tế cao
Những ngày này, gia đình ông Cao Văn Khương (ở thôn Tân Tiến, thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) đang thu hái những lứa ớt hữu cơ đầu tiên. Ông Khương cho hay, những năm trước ông canh tác 5 sào ớt theo kinh nghiệm thông thường là có sử dụng phân bón hóa học, phun thuốc trừ sâu bệnh. Khi thu hoạch, thương lái tìm đến mua, dù vậy giá cả luôn thấp và bấp bênh, thậm chí nhiều vụ không bán được.
Thu hoạch ớt hữu cơ tại vườn của gia đình anh Nguyễn Văn Thức (trú tại buôn Tul, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk).
Đầu tháng 3-2021, ông liên kết với Công ty TNHH Ban Mê Green Farm (địa chỉ: Cụm công nghiệp Tân An, TP. Buôn Ma Thuột) trồng 3 ha ớt chỉ thiên Hàn Quốc theo quy trình hữu cơ để xuất khẩu.
Phía công ty hỗ trợ trả sau 100% giống, phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học để phòng ngừa sâu bệnh, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá cao ổn định.
Ớt là loại cây dễ trồng, không kén đất, từ lúc xuống giống đến khi cho quả chín là 3 tháng và thu hoạch đều trong thời gian khoảng 6 tháng tiếp theo. Năng suất ớt hữu cơ so với việc trồng truyền thống là ngang nhau, thậm chí, ớt hữu cơ còn cho quả to đều, cay và mẫu mã đẹp hơn cách trồng truyền thống.
Gia đình anh Nguyễn Văn Thức ở buôn Tul, xã Ea Wer (huyện Buôn Đôn) cũng có 4 ha ớt trồng theo quy trình hữu cơ liên kết với Công ty TNHH Ban Mê Green Farm, hiện đang trong giai đoạn thu hoạch rộ.
Theo anh Thức, bên cạnh yếu tố cơ bản về quỹ đất, giống ớt, nguồn nước đã được bên Công ty khảo sát, đánh giá trước đó, thì các công đoạn chăm sóc từ tưới, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại…phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn, đảm bảo sạch, an toàn cho người và môi trường.
Hằng ngày, gia đình anh thuê hơn 30 nhân công hái ớt chín. Hiện nay, ớt chỉ thiên thông thường trên thị trường có giá 4.000 - 5.000 đồng/kg, nhưng tại vườn của anh Thức được đơn vị liên kết bao tiêu giá 18.000 đồng/kg.
Anh Thức tính toán, mỗi héc-ta ớt của gia đình hiện nay trừ chi phí sản xuất, nhân công cũng thu lãi 300 triệu/năm, cao hơn hẳn việc trồng ớt truyền thống cũng như một số cây trồng khác.
Công nhân Công ty TNHH Ban Mê Green Farm sơ chế và đóng gói ớt để xuất khẩu.
Bà Nguyễn Thị Thái Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Ban Mê Green Farm cho hay, đầu năm 2021, Ban Mê Green Farm đã tìm được đối tác tại Nhật Bản để xuất khẩu ớt chỉ thiên theo quy trình hữu cơ sang thị trường nước này với hợp đồng cung ứng 30 tấn/tháng.
Theo đó, Công ty tiến hành khảo sát vùng trồng và đến nay đã liên kết với gần 10 hộ dân trên địa bàn tỉnh, trồng 17 ha ớt chỉ thiên theo quy trình hữu cơ và nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm đạt chuẩn với giá 18.000 đồng/kg.
Để có vùng nguyên liệu sạch, doanh nghiệp phải đồng hành với người dân ngay từ những bước ban đầu. Những hộ dân nào đăng ký tham gia sản xuất ớt sạch thì phải có cam kết trước khi ký hợp đồng.
Sau đó, kỹ thuật viên của Công ty sẽ đến tận vườn để hướng dẫn, giám sát cùng làm với người dân. Công ty cũng thường xuyên test kiểm tra từng công đoạn sản xuất, thu hoạch và trước khi đóng gói phải gửi mẫu cho đối tác nhập khẩu.
Ngoài ra, hằng năm, Công ty còn trích một phần kinh phí cho nông dân ứng trước để đầu tư sản xuất. Nhờ vậy, vùng nguyên liệu của Công ty luôn đảm bảo ổn định.
“Từ tháng 4-2021 đến nay, chúng tôi đã xuất khẩu được 60 tấn ớt trái sang thị trường Nhật Bản. Công ty cũng vừa tìm được một đối tác tại Hàn Quốc để xuất khẩu 240 tấn ớt trái/tháng sang thị trường nước này. Hiện chúng tôi đang thương thảo, tìm kiếm vùng trồng nguyên liệu cả ở Đắk Lắk, Bình Phước với khoảng 180 ha.”- bà Thanh cho biết thêm.
Có thể thấy, việc trồng ớt hữu cơ theo mô hình liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm đã và đang mở ra hướng đi mới đầy hứa hẹn, không chỉ giúp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Nguồn: Theo báo Đăk Lăk
Dân ưa chuộng nuôi cá mú trân châu vì dễ nuôi, dễ bán
Với những ưu điểm như dễ nuôi, ít dịch bệnh, tiêu thụ thuận lợi, rất nhiều vùng ao đìa ven biển và cả nuôi lồng bè đã thả nuôi cá mú trân châu.
Xây dựng chuỗi lúa gạo bền vững, Tân Long đặt mục tiêu lớn trước năm 2030
Tập đoàn Tân Long đặt mục tiêu sản xuất hơn 1.000.000 tấn gạo trước năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn đang hoàn thiện chuỗi lúa gạo khép kín.
Khát khao cháy bỏng khẳng định thương hiệu nông sản Việt
Có những doanh nhân sẵn sàng từ bỏ, đánh đổi tiền tài và địa vị, chỉ với một khát khao cháy bỏng phải xây dựng bằng được vị thế, tên tuổi cho nông sản Việt.
Đưa hoa ly lên xứ Mường, doanh nghiệp gặt hái thành công
Hoa ly là giống cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nên đất trồng phải chọn vùng cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới tiêu hợp lý.
Hai 'ông lớn' ngành thủy sản thắng đậm
Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.
Muốn thành công phải khác biệt & bài học Vinamit
'Nếu không xuất phát từ niềm đam mê thì cũng phải hướng đến giá trị cốt lõi là đóng góp cho cộng đồng trước rồi mới tìm kiếm lợi nhuận'.
Chu kỳ mới xán lạn của cao su Tây Nguyên
Khắc phục những nhược điểm trong phát triển cây cao su ở giai đoạn trước, các công ty cao su tại Tây Nguyên đang đứng trước chu kỳ mới đầy xán lạn.
KD Green Farm mở rộng diện tích trồng chuối
Với kế hoạch mở rộng quy mô thêm 200 ha đầu năm nay, KD Green Farm nâng tổng diện tích vùng trồng lên 300 ha.
Cụm trang trại bò sữa đạt kỷ lục thế giới của TH: Dấu ấn nông nghiệp sạch Việt Nam
Các chuyên gia quốc tế nhận định, cụm trạng trại bò sữa của TH đi vào hoạt động, mang tới dòng sữa tươi sạch tiêu chuẩn quốc tế, là một dấu ấn mang lại những thay đổi căn bản trong ngành sữa, ngành chăn nuôi Việt Nam.
Bầu Đức bán thịt heo ăn chuối chỉ trong một ngày
Chất lượng heo ăn chuối của Hoàng Anh Gia Lai đảm bảo tiêu chí “3 không”: Không thuốc kháng sinh, không thuốc tăng trọng, không đạm động vật.
Bình luận