Đắk Nông: Nông dân Buôn Choáh không còn "bán mặt cho đất bán lưng cho trời"

Vài năm trở lại đây, nhờ đẩy mạnh việc cơ giới hóa, nên người trồng lúa ở xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) không còn phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Ở vựa lúa lớn nhất Tây Nguyên này, nghề trồng lúa đã trở nên nhàn nhã và hiệu quả hơn nhiều.

Giải phóng sức lao động

Khác hẳn trước đây, người trồng lúa ở xã Buôn Choáh không còn phải tất bật, vất vả như trước. Sáng sớm, nông dân vẫn thoải mái thời gian để ăn sáng, uống cà phê… rồi mới ra đồng làm việc.

thu-hoach-01.jpg

Nông dân xã Buôn Chóah sử dụng máy móc vào trồng lúa. Ảnh: Phan Tuấn

Kể về câu chuyện làm lúa, ông Phạm Xuân Lai, một hộ dân cho biết: "Nông dân nay khác trước nhiều rồi, hơn 7 giờ sáng, mới dần dà bước ra từ quán cà phê, leo lên xe máy cày ra đồng làm ruộng. Trước đây, nông dân làm lúa ở xã Buôn Choáh chủ yếu dựa vào sức người, sức trâu, bò để cày cuốc, sản xuất, thu hoạch".

Theo ông Lai, mấy năm qua, mọi thứ đã thay đổi, nông dân đã mua máy cày, máy gặt đập liên hoàn, nên không lo sợ thời tiết nắng nóng, mưa gió khi đi làm ruộng. Nhờ có máy móc, nên chỉ cần hơn 1 tiếng đồng hồ là đã cày xong mẫu đất.

Riêng đối với ông Lai, trước đây, để trồng 3ha lúa, cả gia đình 4 người đều phải mất ăn, mất ngủ lăn lộn ngoài đồng ruộng để làm đất, gieo sạ, gặt lúa. Thế nhưng, hiện nay, các thành viên trong gia đình ông chỉ tốn nhiều công sức cũng có thể làm xong mọi việc. "Làm lúa bây giờ sướng lắm. Nông dân chúng tôi sáng vẫn hẹn hò nhau đi ăn sáng, làm ly cà phê rồi mới ra đồng”, ông Lai phấn khởi.

Dù đang bước vào thời kỳ làm đất để gieo trồng vụ mới, nhưng chị Dương Thị Tư, ở xã Buôn Choáh, cùng 2 người con vẫn dành thời gian đi làm việc khác. Hơn 7 giờ sáng, chỉ có một mình anh Đào Văn Vỹ (chồng chị Tư) cầm lái chiếc máy cày có mái che ra đồng làm ruộng. Chỉ sau 4 giờ đồng hồ, anh Vỹ đã nhanh chóng cày xong 4 ha ruộng. 

Chị Tư cho biết, trước đây, các thành viên trong gia đình chị phải lao tâm, khổ tứ mới chăm sóc được 4ha lúa. Sau khi mua sắm được máy cày, công việc đã nhàn rỗi hơn rất nhiều. Thay vì cả 4 người trong gia đình cùng ra đồng, một mình chồng chị chỉ mất vài tiếng đồng hồ đã cày xong ruộng.

Đến giai đoạn xuống sạ mới cần đến sức người, nhưng 1ha lúa chỉ mất chừng 4 công lao động. Công việc gieo sạ cũng rất nhẹ nhàng, không còn vất vả như trước.

Theo chị Tư, công việc làm lúa mệt nhất là vào mùa thu hoạch. Thế nhưng, hiện nay, vào giai đoạn này, nông dân chỉ mất 200.000 đồng tiền dầu để cho máy gặt, đập liên hoàn hoạt động. So với trước, khi thu hoạch, nông dân tiết kiệm được khoảng 3 triệu đồng/ha lúa.

Sau khi thu hoạch, người dân chỉ việc lái máy cày ra đồng chở lúa về và đưa lên bàn cân bán cho thương lái.  "Nói chung, làm lúa nước bây giờ nông dân không còn “chân lấm, tay bùn” nữa mà thoải mái có thêm thời gian đi làm việc khác”, chị Tư chia sẻ.

may-moc.jpg

90% các công đoạn làm lúa ở xã Buôn Chóah giờ đã dùng đến máu móc thay cho sức con người. Ảnh: Phan Tuấn

Nâng cao giá trị sản phẩm

Ngoài việc xuống giống, hầu hết các khâu trong quy trình sản xuất lúa hiện nay đều được cơ giới hóa, từ làm đất, thu hoạch cho đến vận chuyển lúa.

Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Buôn Choáh cho biết: "Trong những năm gần đây, cơ giới hóa nông nghiệp ở địa phương đã có những bước phát triển đáng kể. Ở bất cứ nơi đâu trên cánh đồng lúa rộng hơn 700ha ở Buôn Choáh đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân sử dụng máy móc trong sản xuất".

Qua thống kê, hiện nay, toàn xã Buôn Choáh có khoảng 600 hộ nông dân thì hầu hết đều đã mua sắm được máy cày. Toàn xã cũng có hơn 20 máy gặt đập liên hoàn đã thay thế toàn bộ người dân lao động gặt lúa. Người dân làm lúa ở địa phương không còn phải dùng sức người, sức động vật để cày cuốc như trước.

Ông Nam cho biết: "Việc cơ giới hóa trong sản xuất chính là nền tảng cho địa phương sản xuất lúa gạo theo hướng hàng hóa. Điều này giúp địa phương từng bước thực hiện thành công mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới”.

Còn theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô, trong canh tác lúa, nếu năng suất thấp hoặc chi phí đầu tư cao sẽ khiến nông dân không có lợi nhuận, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống. Do đó, thời gian qua, huyện Krông Nô đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng triển khai các chương trình dồn điền, đổi thửa, cơ giới hóa máy móc, nhằm giúp người trồng lúa đạt hiệu quả cao hơn.

Vào thời điểm thu hoạch, cánh đồng lúa Buôn Choáh có hàng loạt máy gặt, đập công suất lớn hoạt động liên tục. Đây là bước tiến quan trọng, giúp nông dân chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang hiện đại.

Sử dụng máy móc đã giúp bà con nông dân đẩy nhanh tiến độ làm đất, gieo sạ, thu hoạch lúa đã giải phóng khoảng 90% sức lao động của người dân, đồng thời giảm được chi phí sản xuất.

Cũng nhờ một phần từ cơ giới hóa sản xuất, nên năng suất lúa ở Buôn Choáh đạt từ 10 – 12 tấn lúa tươi/ha, cao gần gấp 2 lần so với trước đây. Nhiều gia đình dù chỉ trồng lúa, nhưng kinh tế vẫn rất ổn định, từng bước vươn lên làm giàu.

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

HTX kiểu mới ở Sơn La: Hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Cùng với đổi mới tư duy từ chính những người nông dân, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Sơn La đã và đang phát huy hiệu quả, không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Dự án VnSAT tiếp sức các hợp tác xã đi vào hoạt động chiều sâu

Dự án VnSAT góp phần thay đổi tư duy quản lý của lãnh đạo các HTX, từ đây nhiều ý tưởng kinh doanh mới ra đời, đưa hoạt động HTX đi vào chiều sâu.

Khoảng 277 trang trại ở Hà Nội liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 277 trang trại liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Việc phát triển kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý...

Sơn La: Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm trái cây xuất khẩu

Ngày 2/4, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với UBND thành phố Sơn La tổ chức Lễ phát động phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2022.

Thái Bình đầu tư hơn 32 tỷ đồng để nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, hơn 32 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới tại tỉnh Thái Bình trong thời gian từ nay đến năm 2025.

Bước chuyển tích cực bắt nhịp thị trường

Nhằm thích ứng và phát triển trong năm 2022, không ít hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch rõ ràng, tạo đà phát triển linh hoạt trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để có thể bật dậy mạnh mẽ sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Kinh tế hợp tác xã - Liên kết từ ý tưởng đến hành động

Năm 2022, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể, cùng với các khu vực kinh tế khác, khu vực hợp tác xã đã thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động với mức thu nhập ngày càng tăng.

Kiên Giang: Phát triển nghề nuôi hải sản an toàn và hiệu quả

Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu nuôi 3.890 cá lồng bè với sản lượng 3.535 tấn; nuôi nhuyễn thể 23.950ha, sản lượng 74.465 tấn các loại hến biển, sò huyết, vẹm xanh, nghêu lụa; nuôi ngọc trai 100ha...

Cả nước có 19.667 trang trại nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay cả nước có 19.667 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNN PTNT cho hiệu quả kinh tế cao. Trong số các trang trại nông nghiệp, trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,8%, trồng trọt 22%.

Bạc Liêu: Quyết tâm trở thành 'thủ phủ' ngành công nghiệp tôm của cả nước

Bạc Liêu đặt ra quyết tâm trở thành “thủ phủ” ngành công nghiệp tôm của cả nước. Đến nay, tỉnh đã hoàn thiện giai đoạn 1, chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2.