Đang làm đầu bếp lương cao, chàng trai bỏ lên núi trồng sâm, giờ có trong tay tiền tỷ
Đang làm đầu bếp tại một nhà hàng lớn, có thu nhập cao ở Lai Châu, anh Nguyễn Trần Văn (quê Ninh Bình) quay ngoắt lên núi trồng sâm khiến nhiều người bất ngờ. Đến giờ, anh đã là chủ một vườn cây dược liệu quý, giá trị tiền tỷ ở tỉnh vùng cao Tây Bắc.
Chàng trai mê thuần phục loài sâm quý
Vào những ngày này ở Sìn Hồ thường xuyên có mưa rào, anh Nguyễn Trần Văn - Giám đốc HTX Sâm - tam thất Sìn Hồ phải trực 24/24 giờ ở vườn để khơi rãnh thoát nước, chăm sóc sâm quý.
Trò chuyện với chúng tôi, anh bảo: "Loài dược liệu quý này ưa ẩm, không sợ lạnh, băng tuyết nhưng lại rất kỵ mưa, ngập úng lâu là sâm chết hết".
Mới vào nghề được vài năm nhưng anh Văn đã rất am hiểu về loài sâm bản địa. Theo anh Văn, sâm Lai Châu lá chét thường có 5 lá, có lông ở trên cả 2 mặt có đặc điểm ưa ẩm và ưa bóng, mọc rải rác dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, hoặc rừng có xen lẫn với sặt gai, ở độ cao 1.400-2.400m.
Sâm Lai Châu có nguồn gen đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới. Anh Văn cho biết, tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Thân rễ của sâm Lai Châu thường dùng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh lực, chống stress. Lá, nụ hoa dùng làm trà uống có tác dụng kích thích tiêu hoá, an thần.
Anh Văn kiểm tra sức khỏe các cây sâm quý tại nhà vườn của gia đình ở Sìn Hồ (Lai Châu). Ảnh: T.Q
Hiện nay, sâm Lai Châu đang bị người dân khai thác, sử dụng làm thuốc và bán sang Trung Quốc dẫn đến cạn kiệt và dần biến mất ở các khu rừng.
Nắm bắt được điều này, anh Văn đã quyết định bỏ nghề đầu bếp, quay sang nhân giống và bảo tồn loài sâm quý trước nguy cơ tuyệt chủng.
Năm 2018, anh Văn bắt đầu thuê đất và làm nhà vườn ươm sâm Lai Châu và sâm Hàn Quốc. Mới đầu vào nghề, số tiền đầu tư đã lên tới tiền tỷ, chủ yếu để mua hạt giống sâm, mùn nguyên liệu về ươm thử nghiệm.
Thời gian đầu xuống giống, thấy sâm nảy mầm mọc đều, tưởng rằng thành công đã đến, anh Văn vui mừng chờ ngày bội thu. Ai ngờ, vài tháng sau các cây sâm đều bị vàng lá, chậm lớn, anh gọi điện cầu cứu các chuyên gia nhưng mọi thứ đã quá muộn. "Những ngày cuối năm 2018, ra thăm vườn, chứng kiến cây sâm ốm yếu, chết dần mà tôi đau xót lắm"- anh Văn nhớ lại.
Ông Đồng Văn Liệt - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết: Dù mới bắt tay vào trồng thử nghiệm sâm quý được vài năm nhưng đến nay HTX Sâm - tam thất Sìn Hồ đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Sắp tới, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ, tiếp sức cho các đơn vị mở rộng diện tích sâm và chế biến dược liệu quy mô lớn. |
Sau khi thiệt hại tiền tỷ, nhiều người thân và bạn bè khuyên anh Văn bỏ cuộc quay về làm nghề đầu bếp, song anh vẫn quyết tâm bám trụ tại nhà vườn của mình để nghiên cứu thuần phục bằng được loài sâm quý.
Đồng thời, HTX Sâm - tam thất Sìn Hồ còn kết nối với Viện Lâm sinh (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam) và được hướng dẫn về kỹ thuật ngâm, ủ, trồng, chăm sóc các loài sâm quý. Đến năm 2019, anh Văn tiếp tục đưa thêm giống sâm Lai Châu về trồng trong nhà lưới tại vườn dược liệu của HTX với quy mô 500m2.
Giúp bà con nông dân cùng làm giàu
Cận cảnh cây giống sâm Ngọc Linh hơn 1 năm tuổi tại nhà vườn của anh Văn. Ảnh: T.Q
Sang năm 2020, anh Văn đã nghiên cứu đưa hạt giống sâm Ngọc Linh (Quảng Nam) về vườn ươm của gia đình ở Sìn Hồ (Lai Châu) khiến mọi người bất ngờ và tò mò hơn.
"Sâm Lai Châu là một trong những loài cây dược liệu quý hiếm có nguồn gốc tự nhiên, đặc tính, tác dụng gần giống với sâm Ngọc Linh nên khi trồng ở độ cao trên 1.000m ở Sìn Hồ rất phù hợp. Bằng chứng là sau một thời gian trồng thử nghiệm, đến giờ vườn sâm Ngọc Linh của tôi luôn xanh tốt. Đặc biệt, lượng dưỡng chất có trong củ sâm quý trồng tại vườn đã được các chuyên gia nghiên cứu, phân tích đánh giá đạt chất lượng ngang với sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam"- anh Văn chia sẻ.
Sau gần 2 năm thuần phục và nhân giống sâm quý, đến giờ anh Văn đã sở hữu một nhà vườn rộng khoảng trên 2ha sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh và thất diệp nhất chi hoa.
Trong đó, vườn ươm sâm Ngọc Linh của anh Văn đã bắt đầu thu hoạch cây giống chất lượng cao cung cấp cho khách hàng, với giá khoảng 450.000 đồng/cây hơn 1 năm tuổi.
Cũng theo anh Văn, vườn sâm Lai Châu của anh vẫn đang phát triển tốt. "Theo kế hoạch khoảng 3-4 năm tới, khi sâm kết tinh đủ dưỡng chất, chúng tôi sẽ bắt đầu thu hoạch"- anh Văn tiết lộ.
Sâm Lai Châu có giá trị kinh tế cao, giá bán tăng theo kích thước và trọng lượng củ, tùy thuộc vào hình dáng, số tuổi cây. Trung bình củ sâm Lai Châu có giá bán 20-30 triệu đồng/kg, loại củ to trên 100gr, giá bán khoảng 50-60 triệu đồng.
Tiếng lành đồn xa, nhiều đại gia, doanh nghiệp dược liệu đã cất công tìm đến tận nhà vườn của anh Văn để đặt hàng. Thậm chí có người đặt vấn đề mua cả vườn sâm với số tiền khủng nhưng anh vẫn quyết định không bán.
Để bảo đảm vườn dược liệu an toàn, HTX Sâm - tam thất Sìn Hồ đã lắp hệ thống camera dày đặc và thuê hàng chục công nhân vừa để bảo vệ, vừa chăm sóc sâm quý hàng ngày. Mới đây, anh Văn tiếp tục đầu tư nâng cấp nhà xưởng, mua thêm máy móc hiện đại để chế biến dược liệu tại chỗ cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Anh Văn cho hay: HTX vừa làm nhiệm vụ cung cấp giống và hỗ trợ kỹ thuật giúp bà con trồng và chăm sóc dược liệu, vừa bao tiêu sản phẩm với giá ổn định. Nhờ nghề trồng dược liệu, nhiều hộ dân ở đây có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha.
Trong thời điểm có đại dịch Covid-19, sản phẩm dược liệu chế biến tiêu thụ khó khăn nhưng HTX Sâm - tam thất Sìn Hồ vẫn đảm bảo bao tiêu hết sản phẩm và trả tiền sản phẩm ngay, giúp bà con yên tâm, ổn định cuộc sống, sản xuất.
"Hiện việc sản xuất và chế biến dược liệu ở Sìn Hồ rất tiềm năng. Tuy nhiên, đến nay, HTX vẫn gặp khó khăn trong việc tìm thuê mặt bằng sản xuất. Chúng tôi rất mong được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho thuê đất dài hạn để có cơ hội làm ăn lớn hơn"- anh Văn kiến nghị.
Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông
Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi
Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.
Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược
Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.
Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học
Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng
Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con
Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.
Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine
Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ
Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư
Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.
Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ
Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.
Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây
Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.
Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao
Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.
Bình luận