Đầu tư 440 tỷ đồng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu nông lâm sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có quyết định về chủ trương đầu tư dự án "Đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu". Theo đó, tổng mức đầu tư dự án là 440 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước.

kien-giang-240920.jpg

Thu hoạch lúa Hè Thu ở xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) thuộc vùng dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN

Mục tiêu đầu tư là hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu nông lâm nghiệp, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và cộng đồng vùng dự án.

Theo đó, dự án sẽ ưu tiên đầu tư hệ thống đường giao thông, thủy lợi phục vụ vận chuyển nguyên liệu nông lâm nghiệp từ nơi sản xuất đến doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; xây dựng sân phơi, nhà kho, nhà sơ chế, chế biến sản phẩm, kho lạnh, silo, bãi tập kết gỗ và một số công trình khác.

Thời gian thực hiện dự án là từ năm 2022 -2025. Dự án gồm 5 hợp phần tại các địa phương: Hòa Bình, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang và An Giang.

Cụ thể, hợp phần 1 là đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng miền núi phía Bắc tại Sơn La, Hòa Bình. Theo đó, hợp phần nâng cấp khoảng 15 km các tuyến đường nối khu sản xuất với trục giao thông chính; 2 kho lạnh bảo quản sản phẩm với quy mô 500 m2/kho, 1 nhà xưởng sơ chế và bảo quản nông sản với quy mô 1.000 m2.

Hợp phần 2 là đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC vùng Duyên hải miền Trung tại Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Hợp phần sẽ nâng cấp tuyến đường lâm sinh liên quan đến vùng sản xuất lâm nghiệp với khoảng 29 km; xây dựng 6 sân bãi tập kết gỗ tập trung với tổng diện tích 3.000 m2.

Hợp phần 3 là đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu gạo vùng Tứ Giác Long Xuyên tại An Giang, Kiên Giang. Theo đó sẽ nâng cấp các tuyến đường giao khoảng 34 km; 8 trạm bơm điện.

Hợp phần 4 là đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng Đồng Tháp Mười tại Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang. Theo đó sẽ nâng cấp 28 km đường giao thông; nâng cấp và sửa chữa hệ thống kênh tưới, cống điều kết tưới cho khoảng 838 ha; xây dựng 2 nhà sơ chế mít với tổng diện tích khoảng 5.250m2.

Hợp phần 5 là đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao vùng Tây Nguyên tại Gia Lai, Đắk Lắk. Theo đó sẽ nâng cấp 26 km đường giao thông; xây dựng, nâng cấp 9 sân phơi, nhà kho chứa cà phê với tổng diện tích 17.500 m2; 3 silo để bảo quản cà phê chất lượng cao với quy mô khoảng 1.300 tấn.

Ban Quản lý các dự án nông nghiệp sẽ tổ chức lập dự án trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.