Đầu tư vào nông nghiệp cần những chiến lược dài hơi

Đầu tư vào nông nghiệp là việc cấp bách, nhưng cần chiến lược dài hơi và quyết tâm lớn từ các bên. Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thu Lan, Chuyên gia cao cấp về kinh tế môi trường của Ngân hàng Thế giới tại buổi làm việc giữa Bộ NNPTNT mới đây.

1-1625223931648.jpg

Đầu tư vào nông nghiệp cần những chiến lược dài hơi (ảnh minh họa)

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khẳng định Bộ đang đề nghị các bộ, ban, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ để dự án phát triển thủy sản bền vững và thực phẩm nông nghiệp an toàn kịp tiến độ.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Dự án phát triển thủy sản bền vững được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới (World Bank) phối hợp triển khai từ năm 2019.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án này, và xem đây là một trong những dự án giúp Việt Nam thoát thẻ vàng IUU.

Ngoài dự án này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn hợp tác với Ngân hàng Thế giới để nâng cao hệ thống, cơ sở hạ tầng quản lý an toàn thực phẩm. Dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn là một trong những vấn đề được Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đặc biệt quan tâm. 

"An toàn thực phẩm có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực phẩm an toàn giúp người dân bảo đảm được sức khỏe, và đáp ứng kịp với nhiều yêu cầu của thời đại mới. Chúng tôi sẽ tiến tới việc truy xuất được nguồn gốc của tất cả loại thực phẩm", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn Việt Nam nhằm giảm thiểu nguy cơ an toàn thực phẩm trong các chuỗi giá trị. Dự án được khởi động từ tháng 4/2021 và thực hiện trong phạm vi sáu tỉnh, thành phố là Hà Nội, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp với thời gian dự kiến từ năm 2022 đến năm 2027.

Ông Lê Văn Hiến, Trưởng Ban quản lý các dự án Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, ngành nông nghiệp đang phối hợp chặt chẽ để lập báo cáo tiền khả thi cho dự án phát triển thủy sản bền vững. Với hợp phần của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị tư vấn đã được chốt. Dự kiến, Bộ sẽ trình Chính phủ duyệt chủ trương đầu tư trước ngày 30/9.

Tháo gỡ khó khăn, rút gọn các thủ tục

Do bị chậm hơn dự kiến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gấp rút đưa nhiều giải pháp cho dự án. Vào tuần sau, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến sẽ họp với năm tỉnh, thành phố liên quan để thảo luận, tháo gỡ khó khăn, đồng thời rút ngắn trình tự thủ tục, nhất là công tác đấu thầu.

Với dự án thực phẩm nông nghiệp an toàn, ông Hiến cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sớm hoàn thành hợp phần của mình trong vòng 30 ngày. Vào hôm 14/6, Bộ đã ký quyết định gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính.

"Chúng tôi cam kết đẩy nhanh tiến độ hết mức có thể", ông Lê Văn Hiến nhấn mạnh. Ngoài ra, ông kiến nghị Ngân hàng Thế giới cử chuyên gia hỗ trợ, đồng thời mời đại diện phía Ngân hàng Thế giới tham dự buổi gặp mặt trực tiếp với các địa phương.

Thay mặt Ngân hàng Thế giới, ông Ahmed Eiweida, Trưởng Ban phát triển bền vững tại Việt Nam, Điều phối viên toàn cầu về di sản văn hoá và du lịch bền vững, ghi nhận sự quyết liệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc triển khai hai dự án.

"Các buổi thảo luận đã diễn ra trong không khí thẳng thắn, thể hiện cam kết hợp tác lâu dài từ phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở mọi dự án mà Ngân hàng Thế giới tham gia", ông Ahmed Eiweida nói.

Ông Eiweida cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thể hiện cam kết bằng văn bản hoặc email, trong đó nói rõ các bước đã hoàn thành, và những dự định sắp tới.

Bà Nguyễn Thu Lan, Chuyên gia cao cấp về kinh tế môi trường của Ngân hàng Thế giới, đồng thuận với ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bà nói thêm, rằng đầu tư vào nông nghiệp là việc cấp bách, nhưng cần chiến lược dài hơi và quyết tâm lớn từ các bên.

Ghi nhận ý kiến của Ngân hàng Thế giới, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhất trí sẽ gửi văn bản cho các bộ, ban, ngành liên quan.

Thứ trưởng kết luận: "Một bên chậm sẽ kéo theo tất cả cùng chậm. Giờ là lúc chúng ta đã ngồi chung một chiếc thuyền. Chúng ta cần quy trách nhiệm rõ ràng cho từng đơn vị. Nếu có thể, chúng ta cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị".
 

Nguồn: https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/dau-tu-vao-nong-nghiep-can-nhung-chien-luoc-dai-hoi-653390/

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.