Đề xuất giảm thuế nhập khẩu lúa mỳ về 0%, ngô 3%
Trong công văn gửi Bộ, ngành, địa phương về việc sửa đổi Nghị định 57 của Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất với lúa mỳ nhập khẩu từ 35 về 0%. Ảnh: TL.
Theo Công văn 7672 và dự thảo Tờ trình kèm theo, Bộ Tài chính cho biết, thống kê của Bộ NN-PTNT, Việt Nam có 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Những năm gần đây, ngành TĂCN của Việt Nam tăng trưởng đạt 13 -15% năm.
Trong sản xuất TĂCN công nghiệp, nguyên liệu chiếm khoảng 80 - 85% giá thành sản xuất, nhưng hiện chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Hiện, mỗi năm Việt Nam phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN, trong đó chủ yếu là ngô, đậu tương và lúa mỳ.
Tại công văn số 09/VIPA ngày 7/6/2021, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam kiến nghị giảm 50% thuế nhập khẩu nguyên liệu TĂCN, bởi 45 - 50% trang trại gia cầm lớn treo chuồng và khoảng 70 - 75% gia trại và số hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn do giá TĂCN tăng cao. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung trong nước về sản phẩm gia cầm trong quý 4.
Bên cạnh đó, Ủy ban Ngũ cốc Hoa Kỳ cũng có văn bản kiển nghị giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng ngô và lúa mỳ xuống 0%. Tại cuộc họp ngày 23/6/2020 với Bộ Tài chính, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng đã có đề nghị giảm thuế nhập khẩu MFN đối với các mặt hàng này để giảm giá thành TĂCN trong nước.
Theo quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các Nghị định Ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt của Việt Nam, TĂCN có mức thuế suất nhập khẩu MFN là 3%, riêng thức ăn cho tôm là 0%, nguyên liệu sản xuất TĂCN cơ bản có mức thuế nhập khẩu 0%.
Riêng mặt hàng ngô (1005.90.90) có mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN 5%, cam kết WTO là 5%, thuế suất theo các Hiệp định FTA là 0% (trừ Hiệp định EV là 3,3%, Hiệp định CPTPP là 1%).
Lúa mỳ (1001.9999) có mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN 3%, cam kết WTO là 5%, thuế suất theo các Hiệp định FTA cơ bản là 0% (trừ Hiệp định EV là 2,5%).
Theo số liệu năm 2020, đối với ngô hạt, thị trường nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN chiếm 80% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đối với lúa mỳ, thị trường nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN chiếm 45% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của ngô, mã HS 1005.90.90 từ 5% xuống 3%. Ảnh: TL.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 58/NQ-CP và 63/NQ-CP, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu MFN mặt hàng lúa mỳ, mã HS 1001.99 99 từ 3% xuống 0%. Giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của ngô, mã HS 1005.90.90 từ 5% xuống 3%.
Theo Bộ Tài chính, việc giảm thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng ngô nhìn chung không tác động lớn đến ngành nông nghiệp trong nước do trong nước chưa trồng được lúa mỳ và mặt hàng ngô trồng trong nước cơ bản chỉ phục vụ cho người.
Bên cạnh góp phần bình ổn giá, việc giảm thuế giúp hạ giá thành đầu vào cho ngành sản xuất TĂCN, giảm giá cho ngành sản xuất bánh kẹo, thực phẩm. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp trong các ngành này vượt qua khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao hiện nay.
Đặc biệt, việc giảm thuế cũng góp phần cân bằng cán cân thương mại với các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi
Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.
Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường
Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.
Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật
Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.
Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN
Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.
Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu
Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực
Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi
Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản
Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.
Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An
Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng
Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.
Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.
Bình luận