Dồn lực giúp nông dân tiêu thụ nhanh nông sản

Để hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản, nhất là lúa Hè Thu đến vụ trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các ngành và địa phương đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp giúp người nông dân tiêu thụ nhanh để đảm bảo không tồn đọng nông sản và vượt qua dịch

tieu-thu-nong-san-17821a.jpg

Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 330 và lực lượng dân quân tự vệ hỗ trợ bà con nông dân ở xã Cô Tô, huyện Tri Tôn (An Giang) vận chuyển lúa từ ruộng xuống tận ghe cho thương lái. Ảnh: Công Mạo/TTXVN

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, lúa Hè Thu hiện đã thu hoạch là 820 nghìn ha với năng suất đạt 56,7 tạ/ha; sản lượng 4.645 nghìn tấn. Diện tích lúa Hè Thu còn lại chưa thu hoạch là 690 nghìn ha và đang ở giai đoạn đòng trổ và chín, các trà lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Ước cả vụ Hè Thu sản xuất 1,510 triệu ha, sản lượng sẽ đạt 8,6 triệu tấn. Bên cạnh đó, lúa Thu Đông đã gieo sạ được 400 nghìn ha trong số 700 nghìn ha kế hoạch, đạt 57%.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá lúa trên địa bàn địa phương sau khi tăng từ 200 - 500 đồng/kg, một số loại đã chững lại. Doanh nghiệp vẫn chưa vào địa phương thu mua nhiều. Dự kiến tháng 10 và tháng11, tỉnh sẽ thu hoạch lúa Thu Đông, nếu không thu mua tốt sẽ ảnh hưởng đến vụ Thu Đông.

Tại tỉnh Kiên Giang, theo ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, địa phương có khoảng 1,3 triệu tấn lúa của hai vụ Hè Thu và Thu Đông. Sau khi trừ tiêu thụ tại tỉnh thì cần kết nối tiêu thụ 1,1 triệu tấn. Từ khi có chủ trương hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hiện giá lúa trên địa bàn đã tăng lên với lúa chất lượng cao từ 5.500 - 5.900 đồng/kg. Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã giới thiệu 9 doanh nghiệp xuống tỉnh thu mua lúa và 1 doanh nghiệp đã ký kết thu mua trên 1.000 ha.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng cho hay, qua đánh giá, rà soát thì 80% sản lượng với khoảng 800.000 tấn cần các tỉnh khác tiêu thụ. Thời gian gần đây, các thương lái, doanh nghiệp đến thu mua nhiều hơn, giá lúa tăng từ 100 - 200 đồng/kg. Sở đang cố gắng kết nối, tạo điều kiện doanh nghiệp đến tỉnh thu mua.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác phía Nam của Bộ cho biết, hiện việc phòng chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ hàng đầu và nhiều địa phương dần thiết lập được "vùng xanh". Một vài nơi còn khó khăn về tiêu thụ, nếu cần hỗ trợ, địa phương có thể liên hệ với Tổ Công tác. Các địa phương cần tạo điều kiện cho các thương lái, doanh nghiệp vào thu mua, khi đó các vấn đề về giá cả cũng sẽ được giải quyết.

Tỉnh An Giang đã phối hợp các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ thành lập đường dây nóng. Nhưng, doanh nghiệp không chỉ ở 4 địa phương này mà ở nhiều tỉnh khác. Ông Nguyễn Sĩ Lâm đề nghị, cần có sự thống nhất chung cho cả khu vực. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn còn liên quan đến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh khi triển khai các tỉnh chưa có sự thống nhất đồng bộ. Do vậy, cần có đường dây nóng cho toàn vùng, đứng đầu là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, Bộ chỉ đạo các đơn vị tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Để hỗ trợ nông dân trong lưu thông tiêu thụ nông sản, Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương nghiên cứu, mở "luồng xanh" cho vận tải đường thủy.

Theo Bộ Công Thương, với đặc thù địa hình kênh rạch chằng chịt, đa phần các nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo cập bờ sông/bờ kênh, thóc, gạo sản xuất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long được vận chuyển 95% bằng đường thuỷ.

Vì vậy, việc khơi thông dòng chảy phương tiện chuyên chở sẽ góp phần đáng kể giúp các thương nhân xuất khẩu gạo duy trì được chuỗi cung ứng lúa gạo hàng hóa từ đồng ruộng ra đến cảng xuất khẩu.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ ngành, địa phương liên quan sớm xây dựng và báo cáo phương án “luồng xanh” cho vận tải đường thủy, đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch COVID-19, đồng thời giải tỏa được ách tắc hàng hóa hiện nay.
Còn Bộ Giao thông vận tải cũng vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất.

Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV, Bộ Giao Giao thông vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục: Đường sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Y tế Giao thông vận tải; các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải; Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện duy trì hoạt động sản xuất.

Cùng đó, tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng phải bảo đảm cao nhất các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19. Chỉ những cơ sở bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh theo quy định mới được phép hoạt động trên tinh thần an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.

Các cơ quan, đơn vị ngành giao thông tạo thuận lợi vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh, thành phố, địa bàn. Bên cạnh đó, có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa; chủ động có các giải pháp hỗ trợ bảo đảm sản xuất, cung ứng, lưu thông đối với nhóm hàng hóa là trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, ô xy y tế, phương tiện, dịch vụ phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Ngoài ra, bảo đảm hoạt động vận tải để cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, ổn định đời sống của người dân,. Đặc biệt, là bảo đảm cung ứng trực tiếp đến người dân ở những khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội.

Nguồn: Theo TTXVN

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.