Dùng chế phẩm này, đàn tôm khỏe mạnh, con nào con nấy to bự, nông dân thu tiền đều tay

Dùng thảo dược quý để tạo thuốc chữa bệnh cho tôm kết hợp với các chế phẩm vi sinh khác, các nhà khoa học của Công ty Khoa học Việt Đức đã góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập từ nghề nuôi tôm, con tôm khỏe mạnh, lớn nhanh.

Tâm huyết của nữ giám đốc 9X khi áp dụng chế phẩm sinh học nuôi tôm sạch
Dùng chế phẩm sinh học của Công ty Khoa học Việt Đức, 47 ao nuôi tôm công nghệ cao của Công ty Trang Khanh (Bạc Liêu) luôn miễn nhiễm trước nhiều dịch bệnh trên tôm, năng suất tôm đạt đến 8-9 tấn/1.000m2. 

Trong khi đó, nhiều nông dân ở Sóc Trăng, Cà Mau nhờ sử dụng chế phẩm sinh học của Việt Đức, năng suất tôm đạt đến 9 tấn/ao đất có diện tích 6.000m2. Áp dụng quy trình nuôi tôm của Công ty Khoa học Việt Đức, nông dân Trà Vinh thu được lứa tôm size 26 con/kg. 

Hơn 4 năm qua, đã có nhiều người nuôi tôm ở mọi miền đất nước thành công, một phần nhờ sử dụng các chế phẩm sinh học.

anh-1-chi-bui-thi-huynh-hoa-gd-cty-khoa-hoc-viet-duc-chia-se-ve-kinh-nghiem-nuoi-tom-the-khong-khang-sinh-1639133364302850279798.jpg

Chị Bùi Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt Đức sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm cho nông dân nuôi tôm. Ảnh: P.V

Chia sẻ về lý do gắn bó với con tôm, chị Bùi Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt Đức cho biết: "Hiện trạng ngành nuôi tôm ở nước ta nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Rủi ro trong nuôi tôm ngày càng cao, do nhiều nguyên nhân như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, giá tôm nguyên liệu giảm… dẫn đến tỷ lệ thành công rất thấp.

Do đó, để chủ động đối phó với những yếu tố khách quan, bà con nông dân cần lựa chọn hướng đi phù hợp, quy trình nuôi tôm bền vững, độ an toàn cao và tiết kiệm để giảm chi phí sản xuất và tăng tỷ lệ thành công. 

Để đồng hành cùng người nuôi tôm, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức, chuyên về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam đã được thành lập. 

Đây là tâm huyết mà chị Hoa muốn dành cho người nông dân để cùng họ trở thành những người nuôi tôm có kỹ thuật giỏi và chuyên nghiệp.

cong-ty-khoa-hoc-viet-duc-luon-dong-hanh-cung-bo-nn-ptnt-huong-den-muc-tieu-noi-khong-voi-khang-sinh-trong-nuoi-tom-16391333921461943035426.jpg

Sản phẩm của Công ty TNHH Khoa học Việt Đức được Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao. Ảnh: P.V

Tốt nghiệp kỹ sư, ngành Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Tây Đô, chị Hoa bắt đầu gắn bó với con tôm từ đó và ấp ủ kế hoạch tự tay nuôi tôm sạch xuất khẩu. 

Từ kiến thức về ngành thủy sản và những kinh nghiệm thực tế, Công ty Khoa học Việt Đức đã cùng các nhà khoa học đưa ra những nghiên cứu tiếp cận kịp thời những thay đổi, biến đổi mới của môi trường, cho ra đời những sản phẩm giá trị cao hơn, phù hợp với điều kiện mới.

Theo chị Bùi Thị Huỳnh Hoa, nguyên nhân dẫn đến việc nuôi tôm của bà con nông dân kém hiệu quả và rủi ro cao là do phần lớn nông dân chưa ý thức được tầm quan trọng của vi sinh trong việc xử lý môi trường và lấn át những vi khuẩn gây bệnh trên tôm; chưa có nguồn vi sinh tốt và luôn bị động, lúng túng khi ao nuôi tôm xảy ra sự cố như: tảo, khí độc, dịch bệnh...

Đặc biệt, khi tôm bệnh, bà con thường dùng các loại hóa chất diệt khuẩn, kết hợp với kháng sinh để trị mà không lường trước được hậu quả; việc xử lý dịch bệnh trên tôm theo kinh nghiệm cá nhân, không nắm vững được các kiến thức cơ bản, bản chất vấn đề về phòng và trị bệnh. 

Việc này không chỉ gây lãng phí tiền của, không hiệu quả mà còn tác động xấu đến môi trường ao nuôi, không cách ly được dịch bệnh, nhất là lạm dụng quá nhiều chất kháng sinh và hóa chất. 

tom.jpg

Áp dụng quy trình nuôi tôm của Công ty Khoa học Việt Đức, nông dân Trà Vinh thu được lứa tôm size 26 con/kg. Ảnh: P.V

Xuất phát từ những điều đó, Công ty Khoa học Việt Đức đã cùng các nhà khoa học đầu ngành thủy sản nghiên cứu ra những sản phẩm thế hệ mới để thay thế kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn, đáp ứng các yêu cầu của người nuôi tôm.

Hiện nay, dịch bệnh gan tụy cấp ở trên con tôm đang là nỗi lo nhất của người nông dân, hay các bệnh về phân trắng, lỏng ruột, là những bệnh về vi khuẩn nhưng gây thiệt hại nghiêm trọng.

Để hỗ trợ người nuôi tôm, Công ty đã nghiên cứu ra những chủng vi sinh như Streptomyces (Spp) có thể gây ức chế những vi sinh vật có hại, sản phẩm này hoàn toàn có thể thay thế loại kháng sinh Streptomixim mà người nuôi đang sử dụng phổ biến. 

Công ty cũng đã tạo ra các dòng thảo dược như: dịch cao tỏi đen Gastro-VĐ 02 để cắt đứt bệnh phân trắng và bệnh lỏng ruột.

 Bệnh về gan có dòng thảo dược VĐ - LIVER đã chứng minh cho người nuôi tôm về tính hiệu quả. Trước đó, gan tôm không đều màu, màu gan nhợt nhạt, vàng gan, sưng gan,… chỉ cần kết hợp tạt và cho ăn trong vòng 1 - 2 ngày là phục hồi và ăn mạnh trở lại ma không cần sử dụng đến các loại hóa chất và kháng sinh.

hoa.jpg

Doanh nhân Bùi Thị Huỳnh Hoa nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Đất Việt và Gương mặt xuất sắc Đất Việt năm 2021. Ảnh: P.V

Vượt khó cùng nông dân
Để bà con dễ dàng tiếp cận các sản phẩm chất lượng, Công ty Khoa học Việt Đức đã hợp tác với các đại lý lớn ở các khu vực nuôi tôm trọng điểm như: Đại lý Thanh Thủy, Đại lý Mỹ Tiên (huyện Đông Hải, Bạc Liêu); Đại lý Tâm Lực (huyện Đầm Dơi, Cà Mau), Đại lý Tùng Thu (huyện Long Phú, Sóc Trăng), Đại lý Thanh Trà, tỉnh Trà Vinh,… để phân phối sản phẩm.

Qua áp dụng thực tiễn cho thấy, việc sử dụng công nghệ vi sinh, công nghệ an toàn sinh học trong nuôi tôm chính là giải pháp tối ưu giúp tôm khỏe mạnh, có chất lượng tốt. 

z3008832170460b247d3d0080c1e85a8dc4799bb0f55cd-16391334805441045956481.jpg

Nông dân phấn khởi vì tôm lớn nhanh, khỏe mạnh, bán được giá nhờ sử dụng chế phẩm sinh học. Ảnh: P.V

Qua đó đã thay đổi nhận thức, tập quán sử dụng và lạm dụng quá mức các loại thuốc kháng sinh, hóa chất trong xử lý môi trường của người nuôi tôm.

Để nuôi tôm thành công, bà con nông dân cần tuân thủ quy trình và sử dụng các nhóm sản phẩm sau: Thứ nhất là nhóm sản phẩm vi sinh xử lý môi trường, khí độc, tảo... nhằm chủ động lấn át mầm vi khuẩn gây bệnh từ môi trường: Vi sinh Emuniv.TS1 (các sản phẩm này là đề tài khoa học cấp Nhà nước do Giáo sư Phạm Văn Ty làm chủ nhiệm).

 Thứ hai là nhóm phòng và trị các bệnh về gan, tụy: Ưu tiên chọn những chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên; thứ ba là nhóm phòng trị đường ruột, phân trắng và chậm lớn…

Năm 2020-2021 Công ty Khoa học Việt Đức đã trao tặng cho người dân nuôi trồng thủy sản 5 tỉnh miền Trung 12.500 sản phẩm vi sinh, thảo dược (tương đương 2 tỷ đồng) để phục hồi sản xuất sau bão lũ.

Riêng tại Thừa Thiên Huế, Công ty Khoa học Việt Đức đã trao tặng cho nông dân các xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc và xã Phong Hải, huyện Phong Điền 1.920 gói vi sinh Emuniv.TS1 thông qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh.

Trong số 42 hộ dân tại Thừa Thiện Huế được nhận chế phẩm vi sinh trong đợt hỗ trợ vừa qua có 8 hộ sử dụng xuyên suốt cả quy trình nuôi theo quy trình của Công ty Khoa học Việt Đức.

Qua quá trình sử dụng vi sinh Emuniv.TS1 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá, với mật độ thả nuôi 100-150 con/m2, sau 3 tháng nuôi, trọng lượng đạt 45-50 con/kg, lợi nhuận thu được gần 350-400 triệu đồng/0,3ha/vụ.

Tại Quảng Nam, Công ty tặng 1.053 sản phẩm vi sinh tương đương 200 triệu đồng; tỉnh Quảng Ngãi 1.053 sản phẩm tương ứng 200 triệu đồng. Tỉnh Quảng Trị 2.105 sản phẩm vi sinh tương ứng 200 triệu đồng.

Còn tại tỉnh Hà Tĩnh, Công ty Khoa học Việt Đức cũng trao tặng cho nông dân 2.105 sản phẩm vi sinh tương đương 400 triệu đồng.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Dân ưa chuộng nuôi cá mú trân châu vì dễ nuôi, dễ bán

Với những ưu điểm như dễ nuôi, ít dịch bệnh, tiêu thụ thuận lợi, rất nhiều vùng ao đìa ven biển và cả nuôi lồng bè đã thả nuôi cá mú trân châu.

Xây dựng chuỗi lúa gạo bền vững, Tân Long đặt mục tiêu lớn trước năm 2030

Tập đoàn Tân Long đặt mục tiêu sản xuất hơn 1.000.000 tấn gạo trước năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn đang hoàn thiện chuỗi lúa gạo khép kín.

Khát khao cháy bỏng khẳng định thương hiệu nông sản Việt

Có những doanh nhân sẵn sàng từ bỏ, đánh đổi tiền tài và địa vị, chỉ với một khát khao cháy bỏng phải xây dựng bằng được vị thế, tên tuổi cho nông sản Việt.

Đưa hoa ly lên xứ Mường, doanh nghiệp gặt hái thành công

Hoa ly là giống cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nên đất trồng phải chọn vùng cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới tiêu hợp lý.

Hai 'ông lớn' ngành thủy sản thắng đậm

Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.

Muốn thành công phải khác biệt & bài học Vinamit

'Nếu không xuất phát từ niềm đam mê thì cũng phải hướng đến giá trị cốt lõi là đóng góp cho cộng đồng trước rồi mới tìm kiếm lợi nhuận'.

Chu kỳ mới xán lạn của cao su Tây Nguyên

Khắc phục những nhược điểm trong phát triển cây cao su ở giai đoạn trước, các công ty cao su tại Tây Nguyên đang đứng trước chu kỳ mới đầy xán lạn.

KD Green Farm mở rộng diện tích trồng chuối

Với kế hoạch mở rộng quy mô thêm 200 ha đầu năm nay, KD Green Farm nâng tổng diện tích vùng trồng lên 300 ha.

Cụm trang trại bò sữa đạt kỷ lục thế giới của TH: Dấu ấn nông nghiệp sạch Việt Nam

Các chuyên gia quốc tế nhận định, cụm trạng trại bò sữa của TH đi vào hoạt động, mang tới dòng sữa tươi sạch tiêu chuẩn quốc tế, là một dấu ấn mang lại những thay đổi căn bản trong ngành sữa, ngành chăn nuôi Việt Nam.

Bầu Đức bán thịt heo ăn chuối chỉ trong một ngày

Chất lượng heo ăn chuối của Hoàng Anh Gia Lai đảm bảo tiêu chí “3 không”: Không thuốc kháng sinh, không thuốc tăng trọng, không đạm động vật.