Giá thức ăn chăn nuôi tăng 9 lần: Kiến nghị đưa vào hàng bình ổn giá

Đầu tháng 8/2021, hàng loạt doanh nghiệp thông báo tiếp tục tăng giá bán thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, giá gà công nghiệp đã xuống dưới 10.000 đồng/kg, thấp nhất trong 15 năm qua, giá lợn hơi xuất chuồng cũng đã xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua

Tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng 8 lần liên tiếp, thậm chí có doanh nghiệp tăng tới 9 lần.

"Người nuôi đã quá sức"

Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam vừa điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi từ ngày 2/8, thức ăn hỗn hợp lợn con và lợn thịt tăng 300 đồng/kg; thức ăn hỗn hợp gia cầm thịt tăng 200 đồng/kg…

Với Công ty Guyomar'ch Việt Nam, trong đợt tăng giá lần này, các loại thức ăn đậm đặc cho lợn và gà tăng 4.000 đồng/kg; thức ăn hỗn hợp cho lợn tăng 300 - 400 đồng/kg tùy loại. 

Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam thông báo tăng 400 đồng/kg với tất cả các thức ăn chăn nuôi; thức ăn hỗn hợp cho gà, vịt tăng 200 đồng/kg, áp dụng từ ngày 1/8 cho các nhãn hiệu của công ty tại Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Dương, Bình Định, kho Cần Thơ, Đăk Lăk.

base64-16285578202051374745451.png

Giá thức ăn chăn nuôi tăng 8 đến 9 lần khiến nhiều nông hộ chăn nuôi nhỏ ở xã Đông Đô, huyện Hưng Hà (Thái Bình) “kiệt sức”, chỉ chăn nuôi cầm chừng. Ảnh: Minh Ngọc

Ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng, tính đến lần tăng giá được thông báo hồi cuối tháng 7, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng liên tiếp 9 lần.

Trong khi đó, giá bán sản phẩm chăn nuôi như lợn, gà, vịt đều xuống dốc vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Như vậy, đúng ra không có lý do gì khiến giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng thêm thế này, với mức 300 - 400 đồng/kg, tùy loại.
Các Công ty TNHH Chăn nuôi Hòa Phát Đồng Nai, Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Kyodo Sojitz, Công ty De Heus, Công ty US Feed, Công ty TNHH CJ Vina Agri… cũng đồng loạt tăng giá các sản phẩm.

Trong đó, giá thức ăn chăn nuôi gồm cám lợn, thức ăn hỗn hợp gia cầm, gia súc… tăng dao động từ 250 - 500 đồng/kg.

Tuy nhiên, nghịch lý là trong tháng 7/2021, giá các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thị trường thế giới (như ngô, lúa mì, đậu tương) đều giảm so với tháng 6/2021 thì giá thức ăn chăn nuôi trong nước vẫn tăng "chóng mặt".

Tại buổi làm việc giữa Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày 4/8, các doanh nghiệp này cho biết, mặc dù giá nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã gây khó khăn trong vận chuyển, nên không thể mua được nguyên liệu. Đợt tăng giá lần này do vẫn phải sử dụng nguyên liệu mua giá cao từ các tháng trước.

Theo ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), từ đầu năm đến nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng 30 - 35% đã quá sức chịu đựng của người chăn nuôi. 

Nếu không có những giải pháp điều tiết giá thức ăn chăn nuôi, sẽ dẫn đến người chăn nuôi ngừng việc tái đàn. Khi dịch Covid - 19 được kiểm soát, rất dễ dẫn tới tình trạng thiếu nguồn cung sản phẩm chăn nuôi. 

Kiến nghị đưa vào mặt hàng bình ổn giá

Trước biến động lớn của giá thức ăn chăn nuôi trong nước, theo ông Trọng, để kiểm soát được giá thức ăn chăn nuôi, Chính phủ cần đưa thức ăn chăn nuôi vào mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, lúc đó sẽ khống chế được giá các nguyên liệu đầu vào và người chăn nuôi có thể chủ động được kế hoạch sản xuất.

Theo ông Trọng, năm 2018, Cục Chăn nuôi và Bộ NNPTNT đã từng đề xuất đưa mặt hàng thức ăn chăn nuôi vào diện bình ổn giá, bởi Việt Nam gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu. 

"Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi giá nguyên liệu chiếm khoảng 80 - 85% so với giá thành sản xuất, các chi phí khác như nhiên liệu, khấu hao, nhân công, lãi vay, lương... chiếm khoảng 10 - 15%. Và trong chăn nuôi, giá thức ăn chiếm 65 - 70% giá thành" – ông Trọng nói.

Trước đà tăng giá của thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi và Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã có văn bản kiến nghị Chính phủ giảm 50% thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

 Ngoài ra, Ủy ban Ngũ cốc Mỹ cũng đã có văn bản đề xuất giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) đối với mặt hàng ngô và lúa mỳ xuống 0%.

"Ngoài đề xuất giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, để giảm giá thức ăn chăn nuôi, chúng tôi cũng kiến nghị Nhà nước xem xét đưa mặt hàng này vào nhóm bình ổn giá để sản xuất chủ động đầu vào và có kế hoạch đầu ra, từ đó giúp người chăn nuôi hạn chế rủi ro, thuận lợi hơn trong việc tính toán lợi nhuận" - ông Trọng cho biết thêm. 

Cùng với đó, các bộ, ngành liên quan cần phối hợp kiểm tra về hạch toán giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi và tỷ lệ lợi nhuận, từ đó có thể đưa ra giải pháp áp giá trần đối với thức ăn chăn.

 Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, điều chỉnh thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập đối với lĩnh vưc chế biến thức ăn chăn nuôi. Những doanh nghiệp hạ giá bán thức ăn chăn nuôi thì sẽ được giảm hoặc miễn thuế.

Ông Trọng cũng cho hay, trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, mục tiêu đưa sản lượng thịt lợn giảm xuống còn 60% và sản lượng gia cầm tăng lên 30%, gia súc ăn cỏ lên khoảng 10%. Như vậy, hai đối tượng là gia súc ăn cỏ và gia cầm có thể sử dụng tốt nguồn thức ăn trong nước như cỏ, phụ phẩm trồng trọt.

Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cần phải liên kết ngang thành HTX, chi hội, sản xuất để mua thức ăn chăn nuôi khối lượng lớn trực tiếp từ các nhà máy sản xuất, sẽ giảm được chi phí qua các khâu trung giann là các cấp đại lý bán thức ăn. 

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.