Giữ chữ tín trong mối liên kết

Điều quan trọng nhất khi liên kết sản xuất là cả doanh nghiệp và người dân phải giữ được chữ tín, tôn trọng nhau, thủy chung, cùng chia sẻ lợi ích...

Liên kết càng chặt hiệu quả càng cao
Mỗi năm, xã Đồng Thắng (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) có 100 ha liên kết sản xuất lúa với Công ty Cổ phần Thương mại Sao Khuê (Công ty Sao Khuê). Ông Lê Văn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Thắng cho rằng, liên kết sản xuất giúp nông dân được tiếp cận và sở hữu tài sản vô giá.

watermark_img_9520-1642_20210602_27-162405.jpeg

Liên kết sản xuất giúp nông dân được tiếp cận, sở hữu “tài sản vô giá”. Ảnh: Võ Dũng.

Theo ông Anh, doanh nghiệp nông nghiệp có đội ngũ cán bộ kỹ thuật kiến thức chuyên sâu, làm việc chuyên nghiệp. Thông qua các buổi tập huấn, nông dân được trang bị thêm kiến thức thâm canh tăng năng suất. Tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đường hướng làm ăn, kế hoạch sản xuất cũng như thái độ chuyên nghiệp của nông dân cũng dần được hình thành.

“Tài sản vô giá mà nông dân thu được thông qua mối liên kết này chính là nắm bắt được các tiến bộ KH-KT, áp dụng vào sản xuất. Thực tế cho thấy, những hộ liên kết sản xuất lúa với Công ty Sao Khuê, cả năng suất, chất lượng và hiệu quả đều tăng lên đáng kể", ông Lê Văn Anh cho biết.

Đây cũng là những gì nông dân xã Hà Long (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) nhận được khi liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, nếp cái hoa vàng Hà Long từ lâu đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, từ vụ mùa năm 2014, Công ty Sao Khuê đã đặt vấn đề với địa phương liên kết, bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và thu mua lúa tươi tại ruộng với giá cao hơn thị trường 10-15%. Đến nay, mỗi năm, nông dân Hà Long cấy 200 ha lúa nếp cái hoa vàng vụ mùa, toàn bộ sản phẩm đều bán cho Công ty Sao Khuê.

watermark_8bf91d1452e2a7bcfef3-1642_20210602_221-162407.jpeg

Ông Đỗ Thế Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Sao Khuê (áo vàng, thứ 3 từ phải sang) trong một lần cùng nông dân thăm ruộng liên kết sản xuất. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Nguyễn Hữu Cương, thôn Nam Miêu (xã Hà Long) cho biết, đây là vụ mùa thứ 8 liên tiếp gia đình ông liên kết với Công ty Sao Khuê. “Chúng tôi chỉ cần chăm sóc tốt theo hướng dẫn của doanh nghiệp. Quá trình chăm sóc có cán bộ của công ty hướng dẫn kỹ thuật. Toàn bộ sản phẩm được thu mua ngay tại chân ruộng với giá cao hơn thị trường 10-15% nên nông dân rất yên âm và phấn khởi. Nếu làm ăn uy tín với nhau như thế này, thì chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác", ông Cương chia sẻ.

Ông Lê Minh Công, Chủ tịch HĐQT HTX Dịch vụ nông nghiệp Hà Long cho hay, vụ mùa hàng năm, toàn xã có diện tích 350 ha, trong đó 200 ha liên kết với Công ty Sao Khuê. Mỗi năm, đơn vị này thu mua khoảng 500 - 700 tấn lúa với giá 11,5 triệu/tấn. Giá thu mua có dao động nhưng vẫn đảm bảo cho nông dân lãi trên dưới 2 triệu đồng/sào (500 m2).

Năm 2019, vùng sản xuất nếp cái hoa vàng Hà Long được chứng nhận VietGAP. Ông Công hi vọng, thương hiệu nếp cái hoa vàng sẽ càng bay xa và giá trị kinh tế ngày càng cao.

“Từ khi liên kết với doanh nghiệp, năng suất, chất lượng đều tăng do chúng tôi được hướng dẫn sản xuất theo hướng hữu cơ. Bình quân, năng suất nếp cái hoa vàng tại Hà Long đạt khoảng 3,1 tạ/sào lúa tươi. Với giá thu mua tại ruộng là 11,5 triệu/tấn, bình quân mỗi ha nông dân thu về trên 71 triệu đồng/ha. Trừ chi phí có thể lãi 35-40 triệu đồng/ha/vụ”, ông Công chia sẻ.

Chữ tín là sự sống còn trong liên kết
Trong liên kết sản xuất, HTX đứng ra làm đầu mối, hợp đồng sản xuất bao tiêu sản phẩm đến từng hộ dân và chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp về sản lượng thu mua. Doanh nghiệp lo đầu ra, giá cả để đảm bảo nông dân có lãi để duy trì mối liên kết này.

img_9527-1642_20210602_32-162408.jpeg

Hiệu quả từ các mối liên kết sản xuất bền vững tăng lên rõ rệt. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Đỗ Thế Anh, Giám đốc Công ty Sao Khuê cho hay, nếp cái hoa vàng là giống bản địa và chỉ có chất lượng cao nhất khi trồng ở xã Hà Long. Thực tế, Công ty Sao Khuê đã đem giống nếp cái hoa vàng đi trồng thử nghiệm ở rất nhiều địa phương nhưng chất lượng không sánh bằng khi trồng tại Hà Long nên đã xúc tiến hợp tác cùng nông dân Hà Long tăng diện tích.

Năm 2013, toàn xã chỉ trồng 5-6 ha, nay diện tích đã tăng lên 200 ha, sản lượng công ty thu mua 500 - 600 tấn lúa tươi/năm. Có được vùng liên kết diện tích lớn, Công ty Sao Khuê hướng dẫn người dân sản xuất theo hướng hữu cơ để cho ra sản phẩm an toàn. Đến nay, khoảng 400 - 500 tấn gạo nếp cái hoa vàng sản xuất tại Hà Long đã được bán ở gần 300 cửa hàng của Công ty Sao Khuê.

"Cần hạn chế trình trạng chưa có đầu ra ổn định mà vẫn ký hợp đồng liên kết ồ ạt vì có lợi ích ở một khâu nào đó (bán giống, bán vật tư, hoặc cố tình nhận giống, nhận vật tư ứng trước).

Quan trọng nhất là phải minh bạch, sòng phẳng để làm cho nhân dân tin tưởng. Chỉ có như thế các mối liên kết trong sản xuất mới có thể bền vững và ngày càng mở rộng".

(Ông Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Thanh Hóa).

Theo ông Anh, điều quan trọng nhất khi liên kết sản xuất là cả doanh nghiệp và người dân phải giữ được chữ tín. Yếu tố này có sự đóng góp rất lớn từ chính quyền địa phương và các hợp tác xã. Nhiều lúc doanh nghiệp phải chấp nhận thiệt thòi hoặc chia sẻ một phần lợi nhuận để giữ chân nông dân.

Không chỉ liên kết sản xuất với người dân Hà Long, Công ty Sao Khuê còn liên kết với hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để sản xuất lúa thương phẩm. Bình quân, mỗi năm công ty này liên kết trồng và bao tiêu khoảng 2.00 ha lúa các loại, trong đó có 60% đã được chứng nhận VietGAP.

Ngoài lúa chất lượng cao, Công ty Sao Khuê còn liên kết sản xuất lúa phục vụ chế biến. Tất cả sản phẩm liên kết được công ty mua lúa tươi tận ruộng đem về sấy tại nhà máy trước khi xay xát bán ra thị trường.

Ông Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Thanh Hóa cho rằng, những năm gần đây, việc liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể cả lượng và chất.

Liên kết đã đưa lại hiệu quả cao cả trong phát triển kinh tế và thay đổi tư duy sản xuất của nông dân. Lợi ích được chia sẻ hài hòa, đầu ra sản phẩm được bảo lãnh, khoa học công nghệ được ứng dụng làm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

watermark_20181109_085452-1642_20210602_818-162409.jpeg

Tại Thanh Hóa, cũng có tình trạng thiếu thủy chung của các bên dẫn đến liên kết "đứt gãy". Ảnh: Võ Dũng.

Tuy nhiên, vẫn có những mối liên kết thiếu bền chặt, được làm, thua bỏ, hoặc vì lợi ích ở một khâu nào đó dẫn đến một bên phá vỡ các nguyên tắc của hợp đồng làm ảnh hưởng đến bên còn lại.

Vấn đề quan trọng khi tham gia liên kết là phải xác định đúng năng lực của mỗi bên, trên cơ sở tôn trọng nhau, thủy chung, cùng chia sẻ lợi ích và khó khăn và thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ký kết. Quản lý và quản trị tốt từ đó sẽ xác định được quy mô, chủng loại, số lượng vật tư hàng hóa cả đầu tư đầu vào và bao tiêu đầu ra.

Năm 2020, các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm các loại cây trồng với nông dân Thanh Hóa tổng diện tích liên kết 60.500 ha. Số lượng các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm đang có xu hướng tăng.

Hiện nay, toàn tỉnh có 7 doanh nghiệp lớn thu mua chế biến lúa gạo với tổng công suất 180.000 tấn; 25 doanh nghiệp thu mua chế biến rau quả... Nhiều loại cây trồng được ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản ngay từ đầu vụ.

“Mặc dù, nếp cái hoa vàng quanh năm cháy hàng nhưng hiện nay chúng tôi vẫn không thể mở rộng diện tích. Muốn thủy chung với nông dân bản thân doanh nghiệp cũng phải thủy chung với khách hàng.

Người tiêu dùng rất tinh tường, nếu bỏ tiền nhưng mua phải hàng rởm sẽ mất niềm tin. Vì thế, chúng tôi chỉ trồng nếp cái hoa vàng ở Hà Long, nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tốt nhất cho ra dòng sản phẩm chất lượng cao. Hiện nay, nếp cái hoa vàng nhãn hiệu Quý Hương đã có mặt ở tại 300 cửa hàng bán lẻ của công ty”, ông Đỗ Thế Anh, Giám đốc Công ty CP TM Sao Khuê.

 

Bình luận

Dân ưa chuộng nuôi cá mú trân châu vì dễ nuôi, dễ bán

Với những ưu điểm như dễ nuôi, ít dịch bệnh, tiêu thụ thuận lợi, rất nhiều vùng ao đìa ven biển và cả nuôi lồng bè đã thả nuôi cá mú trân châu.

Xây dựng chuỗi lúa gạo bền vững, Tân Long đặt mục tiêu lớn trước năm 2030

Tập đoàn Tân Long đặt mục tiêu sản xuất hơn 1.000.000 tấn gạo trước năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn đang hoàn thiện chuỗi lúa gạo khép kín.

Khát khao cháy bỏng khẳng định thương hiệu nông sản Việt

Có những doanh nhân sẵn sàng từ bỏ, đánh đổi tiền tài và địa vị, chỉ với một khát khao cháy bỏng phải xây dựng bằng được vị thế, tên tuổi cho nông sản Việt.

Đưa hoa ly lên xứ Mường, doanh nghiệp gặt hái thành công

Hoa ly là giống cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nên đất trồng phải chọn vùng cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới tiêu hợp lý.

Hai 'ông lớn' ngành thủy sản thắng đậm

Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.

Muốn thành công phải khác biệt & bài học Vinamit

'Nếu không xuất phát từ niềm đam mê thì cũng phải hướng đến giá trị cốt lõi là đóng góp cho cộng đồng trước rồi mới tìm kiếm lợi nhuận'.

Chu kỳ mới xán lạn của cao su Tây Nguyên

Khắc phục những nhược điểm trong phát triển cây cao su ở giai đoạn trước, các công ty cao su tại Tây Nguyên đang đứng trước chu kỳ mới đầy xán lạn.

KD Green Farm mở rộng diện tích trồng chuối

Với kế hoạch mở rộng quy mô thêm 200 ha đầu năm nay, KD Green Farm nâng tổng diện tích vùng trồng lên 300 ha.

Cụm trang trại bò sữa đạt kỷ lục thế giới của TH: Dấu ấn nông nghiệp sạch Việt Nam

Các chuyên gia quốc tế nhận định, cụm trạng trại bò sữa của TH đi vào hoạt động, mang tới dòng sữa tươi sạch tiêu chuẩn quốc tế, là một dấu ấn mang lại những thay đổi căn bản trong ngành sữa, ngành chăn nuôi Việt Nam.

Bầu Đức bán thịt heo ăn chuối chỉ trong một ngày

Chất lượng heo ăn chuối của Hoàng Anh Gia Lai đảm bảo tiêu chí “3 không”: Không thuốc kháng sinh, không thuốc tăng trọng, không đạm động vật.