Gỡ nút thắt cho doanh nghiệp để phục hồi đà tăng trưởng
Bên cạnh nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19, cần có nhiều biện pháp linh hoạt để "cứu" doanh nghiệp, giảm thiểu các ảnh hưởng.
Niềm vui của người nông dân chở những chuyến vải sớm cuối cùng tới các điểm cân tại xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN.
Chính sách hỗ trợ phải mạnh như "hồi sức cấp cứu"
Từ đầu năm 2021 đến nay, trung bình mỗi tháng có gần 12.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, kể cả doanh nghiệp quy mô lớn, phản ánh sức chống chịu của doanh nghiệp đã suy giảm bởi dịch bệnh.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy: Năm tháng đầu năm nay, có 59.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, “sức khoẻ” của doanh nghiệp thực tế còn nghiêm trọng hơn theo báo cáo, nên cần có giải pháp mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có khoanh nợ. “Khoanh để doanh nghiệp ‘quên’ số nợ tạm thời, xoay sở, phát triển, sau đó quay lại trả nợ. Cần giải pháp mạnh như hồi sức cấp cứu”, ông Bùi Quang Tuấn kiến nghị.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Hoa Cương cho rằng: Chính sách hỗ trợ riêng doanh nghiệp bị ảnh hưởng COVID-19 hiện chưa hợp lý, bởi mới hỗ trợ người lao động, chưa hỗ trợ chủ lao động, trong khi đây mới là lực lượng tạo giá trị gia tăng, công ăn việc làm và là lực lượng chủ yếu nộp thuế.
Khác với 3 đợt dịch COVID-19 trước, đợt dịch lần này có nhiều tác động rất mạnh tới nền kinh tế. “Thứ nhất, làn sóng thứ 4 đã gây đảo lộn sản xuất tại một số khu công nghiệp - KCN ở Bắc Giang và Bắc Ninh; thứ hai, sản lượng công nghiệp giảm do ngừng hoặc thu hẹp sản xuất của một số doanh nghiệp lớn; thứ ba, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sản phẩm chế tác có thể giảm và nhập siêu có thể quay trở lại thời gian tới”, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM chia sẻ.
Trong điều kiện chi phí nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp tăng mạnh, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng: Chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng chống chịu và thích nghi với bối cảnh mới như: Tập trung hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; không ban hành các chính sách làm tăng chi phí, thêm gánh nặng cho doanh nghiệp; đặc biệt hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân, công nhân, người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đợt dịch bùng phát lần thứ 4...
Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trăn trở về những ảnh hưởng từ quyết sách đột ngột của các địa phương khi COVID-19 bùng phát. Ban IV nhận được rất nhiều phản ánh của doanh nghiệp về khó khăn mà họ gặp phải do các địa phương áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cứng nhắc, thậm chí cực đoan; nhiều quyết định được ban hành quá đột xuất, theo kiểu "dập cầu dao", khiến doanh nghiệp trở tay không kịp.
“Doanh nghiệp luôn sẵn sàng ủng hộ các quyết sách có sự cân nhắc thấu đáo, nhiều chiều của Chính phủ và các cấp chính quyền”, bà Phạm Thị Ngọc Thủy cho biết. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, mỗi địa phương cần có thêm các kịch bản cụ thể bảo đảm duy trì các chuỗi cung ứng sản xuất, đặc biệt các chuỗi gắn với các mặt hàng thiết yếu hay mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ đạo. Khi dịch chưa bùng phát, các tỉnh nằm trong các chuỗi liên kết hàng hóa lớn hay chung các cung đường vận tải quan trọng nên có sự thảo luận (có tham vấn doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp) để xây dựng sẵn các phương án lưu thông hàng hóa, các tuyến đường dự phòng cho vận chuyển, các vùng đệm trao đổi nhân sự... nếu COVID-19 lây lan mạnh.
Tháo vướng mắc thể chế
Chế biến sản phẩm dứa đóng hộp tại nhà máy của Công ty CP xuất nhập khẩu nông sản An Giang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2021, tăng trưởng 6 tháng cuối năm của nước ta đều phải trên mốc 7%. Đây là thách thức lớn trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 còn phức tạp và nguồn cung vaccine vẫn hạn chế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đạt gần 4 triệu tỷ đồng; tốc độ tăng GDP dự báo đạt khoảng 5,8%, thấp hơn 0,42 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ (tăng 6,22%) và thấp hơn 0,12 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản Chính phủ cập nhật lại tại thời điểm quý 1/2021 (tăng 5,92%).
“Kinh tế Việt Nam đã trải qua những tháng đầu năm tương đối lạc quan. Xuất khẩu tăng trưởng so với cùng kỳ, ngoại thương duy trì được sự tăng trưởng, công ăn việc làm được phục hồi, GDP tiếp tục tăng trưởng. Thế nhưng từ nay đến cuối năm tình hình sẽ đi về đâu là điều rất khó lường. Chúng ta vẫn có thế mạnh trong xuất khẩu. Nhiều thị trường trên thế giới đang bị tác động mạnh bởi dịch bệnh nhưng rất nhiều nhu cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản, tiêu dùng vẫn cao, mà chúng ta mạnh về nông sản, tiêu dùng, điện tử… cần tiếp tục phát triển trong những tháng tới. Tuy nhiên, phải kiểm soát được dịch bệnh thì mới phát triển được”, TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế khẳng định.
Trước những khó khăn của nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các cấp kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về thể chế để huy động mọi nguồn lực phục vụ phát triển đất nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời tích cực chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là những lĩnh vực cần sự công khai minh bạch. Đặc biệt là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Nguồn: Theo báo Tin tức
Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi
Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.
Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường
Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.
Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật
Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.
Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN
Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.
Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu
Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực
Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi
Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản
Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.
Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An
Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng
Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.
Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.
Bình luận