Gỡ rào cản cho nông sản an toàn
Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn không chỉ giúp nâng cao giá trị nông sản mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay.
Tuy nhiên, việc này trên thực tế đang gặp không ít rào cản, từ chuyện sản xuất nhỏ lẻ đến trình độ canh tác… Vậy, đâu là giải pháp để tháo gỡ bất cập, thúc đẩy phát triển các mô hình sản xuất nông sản sạch, an toàn?
Trồng dưa lưới tại Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Tùng Sơn
Vẫn còn nhiều rào cản
Theo Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Kim An (huyện Thanh Oai) Đỗ Hùng Cường, cách đây khoảng 10 năm, Hợp tác xã đã trồng hơn 100ha cam Canh theo hướng an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên đến nay, diện tích chuyển đổi này đã bị thu hẹp (hiện chỉ còn 20-30ha) do cây trồng lâu năm bị cằn, hỏng và sản phẩm không được giá cao như các năm trước.
Còn ông Nguyễn Hưng Thỉnh ở xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ) cho biết, khoảng 7-8 năm nay, trang trại của gia đình ông đã nuôi lợn theo hướng VietGAP, nhưng tổng đàn chỉ duy trì ở mức 200 con; muốn mở rộng trang trại, tăng quy mô chăn nuôi thì gặp khó khăn bởi đầu ra sản phẩm thịt lợn an toàn chưa ổn định. Hiện mỗi ngày trang trại chỉ bán được cho các siêu thị, cửa hàng tiện ích 1-2 tạ sản phẩm, còn lại vẫn phải tự tiêu thụ.
Trong khi đó, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT Hà Nội) Ngô Đình Loát nhận định, rất khó nhân rộng các mô hình sản xuất nông sản an toàn bởi sản xuất nông nghiệp của Hà Nội phần lớn quy mô hộ gia đình nên chưa có nhiều vùng sản xuất bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ... Mặt khác, trình độ canh tác, công nghệ chế biến, bảo quản còn nhiều hạn chế và đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp an toàn còn bấp bênh, người dân vẫn phải tiêu thụ sản phẩm qua thương lái.
Ở điểm nhìn khác, bà Nguyễn Ngọc Lan, Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) thông tin, các vấn đề về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch hại cho cây trồng, vật nuôi đã tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Bên cạnh đó, một số chính sách để tạo động lực cho việc đầu tư sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn còn bất cập, thiếu tính khả thi. Như trong Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5-7-2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm tạo ra nông sản an toàn và nâng cao hiệu quả kinh tế có đề cập đến chính sách hỗ trợ bao bì, nhãn mác, chuyển giao khoa học kỹ thuật nhưng thực tế, rất ít đơn vị tiếp cận được.
Đồng bộ các giải pháp
Sơ chế, đóng gói rau an toàn tại Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức, huyện Gia Lâm. Ảnh: Bình Minh
Để góp phần nâng cao giá trị nông sản, bảo đảm nguồn thực phẩm sạch cho người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cũng như tạo điều kiện cho các ngành chức năng kiểm soát nguồn gốc sản phẩm trên thị trường, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức) Nguyễn Văn Hào đề xuất, ngành Nông nghiệp cần tiếp tục tham mưu với thành phố có thêm chính sách hỗ trợ cho các hộ nông dân, hợp tác xã về nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ nông sản; đặc biệt là đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện để doanh nghiệp và hợp tác xã ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Đồng tình với đề xuất trên, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng cho biết thêm, thời gian tới huyện sẽ tập trung phát triển nông nghiệp sinh thái, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch như: Vùng chăn nuôi tập trung ở các xã Tân Ước, Liên Châu..; vùng trồng cây ăn quả ở các xã Kim An, Cao Viên, Thanh Mai...; vùng trồng rau an toàn ở các xã Kim An, Thanh Cao… Mặt khác, Thanh Oai sẽ hỗ trợ các hợp tác xã, hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Khuyến nông, Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội... Cùng với đó, huyện sẽ mời gọi doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn với các hợp tác xã thông qua việc ký kết hợp đồng.
Trên bình diện chung toàn thành phố, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ nhấn mạnh, cùng với việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng, ngành Nông nghiệp sẽ tăng cường vận động người dân tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã, từ đó hình thành các vùng nuôi trồng tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ... Cùng với đó là huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất; phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch, đặc biệt là hệ thống kho dự trữ...
Đặc biệt, ngành Nông nghiệp sẽ đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ… đến nông dân. Đồng thời, tăng cường thông tin thị trường, kết nối doanh nghiệp, hộ gia đình với các sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn tới tay người tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/999054/go-rao-can-cho-nong-san-an-toan
Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi
Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.
Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường
Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.
Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật
Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.
Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN
Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.
Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu
Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực
Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi
Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản
Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.
Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An
Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng
Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.
Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.
Bình luận