Gỡ vướng trong cung ứng dịch vụ thủy lợi

Do vướng mắc về cơ chế, chính sách nên nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội dù bị hư hỏng, xuống cấp nhưng chưa có kinh phí tu sửa, đời sống công nhân thủy nông gặp khó khăn...

Khắc phục tình trạng này, các sở, ngành của thành phố đang tập trung tháo gỡ...

Trạm bơm Yên Cốc là công trình tiêu úng duy nhất của xã Hồng Phong (huyện Chương Mỹ). Trạm có 4 máy bơm, công suất 2.500m3/giờ/máy đảm nhiệm tiêu úng 210ha sản xuất nông nghiệp và 120ha dân sinh. Tuy nhiên, quan sát trong ngày 24-6, phóng viên nhận thấy, nhiều hạng mục của trạm bơm này đang bị hư hỏng: Trần nhà trạm bị bong tróc, thấm dột; dầm đặt máy bơm bị nứt vỡ; tiếng động cơ hoạt động rất ồn; gioăng, hèm và cánh phai cống tiêu bị hư hỏng khó ngăn được nước sông Bùi tràn ngược vào đồng...

Tương tự, nhiều công trình tiêu úng trên địa bàn thành phố cũng đang bị hư hỏng, xuống cấp, như các trạm bơm: Xuy Xá (huyện Mỹ Đức), Hiệp Thuận 1 (huyện Phúc Thọ), Lại Thượng 2 (huyện Thạch Thất), Cống Mẻn (huyện Quốc Oai), Cổ Đô (huyện Ba Vì)... Chứng kiến hiện trạng công trình, người dân các địa phương nêu trên rất mong đơn vị quản lý, khai thác sớm sửa chữa để cấp đủ nước phục vụ gieo cấy, nâng cao khả năng phòng, chống ngập lụt...

Liên quan vấn đề này, lãnh đạo 4 doanh nghiệp thủy lợi của thành phố thông tin, những công trình nêu trên, trước đây thuộc thẩm quyền quản lý, đầu tư của cấp huyện và xã. Thực hiện quy định phân cấp, các doanh nghiệp thủy lợi thành phố vừa mới tiếp nhận quản lý. Để khai thác hiệu quả năng lực công trình, các doanh nghiệp thủy lợi đã lập danh mục, đề xuất bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp và đã được Sở NN&PTNT phê duyệt. Tuy nhiên, do vướng mắc về cơ chế, chính sách nên phương án đặt hàng dịch vụ thủy lợi năm 2021 chưa được phê duyệt dẫn đến các doanh nghiệp thủy lợi thành phố chưa được cấp kinh phí để triển khai. Không chỉ thiếu kinh phí sửa chữa công trình, các doanh nghiệp thủy lợi thành phố còn chậm trả lương, nộp tiền bảo hiểm cho người lao động, chưa thanh toán chi phí điện năng phục vụ sản xuất cho doanh nghiệp điện lực...

Trao đổi về nội dung trên, Phó Giám đốc Ban Quản lý và Dịch vụ thủy lợi Hà Nội (đơn vị có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đặt hàng (đấu thầu) dịch vụ thủy lợi trên địa bàn thành phố) Lê Văn Trường cho biết, thực hiện Luật Thủy lợi và các quy định liên quan, thành phố Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn, trong đó vướng mắc nhất về nội dung hỗ trợ nhằm bảo đảm cho các đơn vị nhận đặt hàng có đủ kinh phí duy trì hoạt động bình thường. Hơn nữa, đây là nội dung chỉ được thực hiện khi cấp có thẩm quyền phê duyệt...

Tập trung tháo gỡ các vướng mắc, ngày 30-12-2020, Sở NN&PTNT Hà Nội đã phê duyệt phương thức đặt hàng dịch vụ công ích thủy lợi năm 2021 cho 4 doanh nghiệp thủy lợi theo thẩm quyền. Ngày 1-4-2021 và 22-6-2021, liên sở NN&PTNT - Tài chính đã báo cáo UBND thành phố xem xét, chấp thuận phương án đặt hàng dịch vụ công ích thủy lợi năm 2021, trong đó có việc đề xuất nguyên tắc xác định dự toán kinh phí đặt hàng năm 2021 đối với các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội...

Thấu hiểu khó khăn trong giải quyết những bất cập của pháp luật, các doanh nghiệp thủy lợi Hà Nội tiếp tục động viên người lao động phát huy truyền thống, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao... “Công ty đang thuyết phục các ngân hàng cho vay vượt hạn mức để tạm ứng lương cho công nhân và sửa chữa công trình, bảo đảm cấp đủ nước gieo cấy, phòng chống thiên tai năm 2021...”, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Đáy Trần Đình Cường cho biết thêm.

 

Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1003984/go-vuong-trong-cung-ung-dich-vu-thuy-loi

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.