Hà Nội sẽ có trên 1.500 sản phẩm OCOP vào cuối năm 2021

Sáng 20/12, Sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng sông Hồng đã được khai mạc tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ).

dscf5471.jpg

Đại biểu cắt băng khai mạc Sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Trọng Tùng.

Sự kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có sự góp mặt của 100 đơn vị, tương ứng với 150 gian hàng, đến từ 25 tỉnh, TP trên cả nước và Thủ đô Hà Nội. Trong đó có 8 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Sản phẩm tham gia quảng bá, giới thiệu tại sự kiện đều được UBND các tỉnh, TP chứng nhận đạt từ 3 sao OCOP trở lên, hoặc là nông sản, thực phẩm an toàn. Các mặt hàng đều được cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT Hà Nội giám sát chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện an toàn thực phẩm trước khi trưng bày và bán tại sự kiện.
Sự kiện tiếp tục có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tiêu thụ phẩm, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh, điểm giới thiệu sản phẩm OCOP… Đây là cơ hội lớn dành cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh có thể tiếp cận với những hệ thống phân phối có uy tín, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP.

dscf5474.jpg

Đại biểu trung ương và TP Hà Nội tham quan gian trưng bày sản phẩm OCOP bên lề sự kiện.

Phát biểu tại khai mạc sự kiện, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh: Sự kiện được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn, khẳng định vị thế, vai trò của sản phẩm OCOP trong nền kinh tế thị trường. Thông qua đó, giúp các sản phẩm có chất lượng được người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện và tiêu thụ.
Với các nội dung diễn ra trong sự kiện ngày 20/12, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng mong muốn các chủ thể từng bước tiếp cận chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh, tiếp thị, quảng bá. Qua đó có được đầu ra ổn định hơn trong bối cảnh dịch Covid-19.
Thông tin thêm về Chương trình OCOP, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, năm 2021, TP có 22/27 quận, huyện, thị xã đăng ký 581 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP. Đến nay, Tổ công tác giúp việc Hội đồng của TP Hà Nội đã đánh giá, phân hạng đối với 493 sản phẩm.
“Dự kiến đến hết năm 2021, TP sẽ công nhận ít nhất 500 sản phẩm OCOP, đưa tổng số sản phẩm OCOP của Hà Nội lên trên 1.500 sản phẩm. Trong giai đoạn 2022 – 2025, Hà Nội phấn đấu mỗi năm có thêm khoảng 400 sản phẩm OCOP…” – ông Nguyễn Văn Chí cho biết thêm.

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/

Bình luận

HTX kiểu mới ở Sơn La: Hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Cùng với đổi mới tư duy từ chính những người nông dân, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Sơn La đã và đang phát huy hiệu quả, không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Dự án VnSAT tiếp sức các hợp tác xã đi vào hoạt động chiều sâu

Dự án VnSAT góp phần thay đổi tư duy quản lý của lãnh đạo các HTX, từ đây nhiều ý tưởng kinh doanh mới ra đời, đưa hoạt động HTX đi vào chiều sâu.

Khoảng 277 trang trại ở Hà Nội liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 277 trang trại liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Việc phát triển kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý...

Sơn La: Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm trái cây xuất khẩu

Ngày 2/4, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với UBND thành phố Sơn La tổ chức Lễ phát động phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2022.

Thái Bình đầu tư hơn 32 tỷ đồng để nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, hơn 32 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới tại tỉnh Thái Bình trong thời gian từ nay đến năm 2025.

Bước chuyển tích cực bắt nhịp thị trường

Nhằm thích ứng và phát triển trong năm 2022, không ít hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch rõ ràng, tạo đà phát triển linh hoạt trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để có thể bật dậy mạnh mẽ sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Kinh tế hợp tác xã - Liên kết từ ý tưởng đến hành động

Năm 2022, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể, cùng với các khu vực kinh tế khác, khu vực hợp tác xã đã thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động với mức thu nhập ngày càng tăng.

Kiên Giang: Phát triển nghề nuôi hải sản an toàn và hiệu quả

Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu nuôi 3.890 cá lồng bè với sản lượng 3.535 tấn; nuôi nhuyễn thể 23.950ha, sản lượng 74.465 tấn các loại hến biển, sò huyết, vẹm xanh, nghêu lụa; nuôi ngọc trai 100ha...

Cả nước có 19.667 trang trại nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay cả nước có 19.667 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNN PTNT cho hiệu quả kinh tế cao. Trong số các trang trại nông nghiệp, trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,8%, trồng trọt 22%.

Bạc Liêu: Quyết tâm trở thành 'thủ phủ' ngành công nghiệp tôm của cả nước

Bạc Liêu đặt ra quyết tâm trở thành “thủ phủ” ngành công nghiệp tôm của cả nước. Đến nay, tỉnh đã hoàn thiện giai đoạn 1, chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2.