Hải Dương: Cá đặc sản nuôi lồng bè được lên sàn thương mại điện tử
Nhằm hỗ trợ người dân nuôi cá lồng bè tiêu thụ sản phẩm, Sở Công thương tỉnh Hải Dương phối hợp với UBND huyện Nam Sách tổ chức hội nghị kết nối, tiêu thụ cá lồng với các sàn thương mại điện tử và một số siêu thị.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Lương Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại Sở Công thương Hải Dương cho biết, Nam Sách là địa phương có lượng cá lồng lớn nhất tỉnh, chất lượng cá đã được khẳng định nhiều năm nay. Sở đã có các các biện pháp tuyên truyền, kết nối để xúc tiến việc tiêu thụ cá lồng giúp bà con nông dân.
Các đối tượng khách hàng được hướng tới là các sàn thương mại điện tử, các siêu thị, các hiệp hội ngành hàng, các bếp ăn trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có lượng lớn người tiêu thụ…
Ông Nguyễn Lương Ngọc, Phó GĐ TTXT Thương mại Sở Công thương tỉnh Hải Dương phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thi Ngọc)
Theo lãnh đạo huyện Nam Sách cho biết, tính đến hết tháng 9, toàn huyện Nam Sách có 105 hộ nuôi với 2.822 lồng, sản lượng khoảng 3300 tấn. Các hộ nuôi cá lồng bè tập trung tại các xã Nam Hưng, Nam Tân, Thanh Quang, An Bình, Cộng Hoà, Hiệp Cát, An Sơn, Thái Tân, Minh Tân.
Tuy nhiên do dịch bệnh, các nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống tạm dừng hoạt động đã ảnh hưởng tới việc tiêu thụ cá lồng. Các hộ hiện còn khoảng hơn 2 nghìn tấn cá đã đến kỳ thu hoạch nhưng đang bị ứ đọng nên bà con rất lo lắng.
Ông Nguyễn Trung Tựu, đại diện các hộ nuôi cá lồng tại Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương tại khu vực nuôi cá lồng. (Ảnh: Thi Ngọc)
Trong hội nghị, thay mặt các hộ chăn nuôi cá lồng, ông Nguyễn Trung Tựu (xã Nam Tân), đề nghị Sở Công thương và UBND huyện cần có văn bản với các địa phương có nhà máy, doanh nghiệp ở đầu nguồn nước cần thực hiện nghiêm việc xả thải, tránh để ô nhiễm nguồn nước. Ông cũng đề nghị cơ quan nhà nước cần định hướng quy hoạch lại mô hình nuôi cá lồng để phát triển chuyên nghiệp và có chiều sâu hơn, sản xuất theo tiêu chuẩn, hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho bà con.
Về phía các hộ chăn nuôi ông Tựu cũng động viên bà con nên hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau phát triển, khẳng định thương hiệu cá lồng của địa phương…
Tại hội nghị, đã có 6 hộ đại diện cho các hộ chăn nuôi ký kết biên bản thoả thuận với 5 đơn vị thu mua, tiêu thụ gồm Công ty CP Kim Chính, siêu thị Cicimart, Cocofood, sàn thương mại điện tử VOSO, Postmart.
Đây cũng là lần đầu tiên cá lồng của Hải Dương nói chung và Nam Sách nói riêng được ký kết đưa lên tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử.
Kết luận hội nghị, ông Hồ Ngọc Lâm, Phó bí thư Huyện Ủy, Chủ tịch UBND huyện Nam Sách khẳng định, việc kết nối tiêu thụ cá lồng bè giữa người nuôi và các doanh nghiệp, các sàn thương mại điện tử là hoạt động hết sức cần thiết để thực hiện mục tiêu kép trước đại dịch Covid-19.
Cá lồng là đặc trưng và là niềm tự hào của người dân Nam Sách. Với kinh nghiệm nuôi trồng từ hơn 10 năm nay, cá lồng của Nam Sách đã khẳng định được vị thế, chất lượng trên thị trường. Hiện cá lồng Nam Sách đã được gắn tem truy suất nguồn gốc và được tiêu thụ tại nhiều địa phương trên cả nước.
"Ngoài đặc sản cá lồng, Nam Sách còn có một số sản phẩm chất lượng cao, sản lượng lớn như cà rốt vụ đông (450ha với sản lượng tương đương150 nghìn tấn/1 vụ), hành (1600 ha với sản lượng tương đương 100 nghìn tấn/1 năm), sản phẩm gốm Chu Đậu, hương trầm… Chúng tôi rất mong được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm, hỗ trợ xúc tiến việc tiêu thụ giúp bà con nông dân", ông Lâm chia sẻ
Nguồn: Theo báo Dân Việt
HTX kiểu mới ở Sơn La: Hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
Cùng với đổi mới tư duy từ chính những người nông dân, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Sơn La đã và đang phát huy hiệu quả, không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm
Dự án VnSAT tiếp sức các hợp tác xã đi vào hoạt động chiều sâu
Dự án VnSAT góp phần thay đổi tư duy quản lý của lãnh đạo các HTX, từ đây nhiều ý tưởng kinh doanh mới ra đời, đưa hoạt động HTX đi vào chiều sâu.
Khoảng 277 trang trại ở Hà Nội liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 277 trang trại liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Việc phát triển kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý...
Sơn La: Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm trái cây xuất khẩu
Ngày 2/4, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với UBND thành phố Sơn La tổ chức Lễ phát động phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2022.
Thái Bình đầu tư hơn 32 tỷ đồng để nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, hơn 32 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới tại tỉnh Thái Bình trong thời gian từ nay đến năm 2025.
Bước chuyển tích cực bắt nhịp thị trường
Nhằm thích ứng và phát triển trong năm 2022, không ít hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch rõ ràng, tạo đà phát triển linh hoạt trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để có thể bật dậy mạnh mẽ sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Kinh tế hợp tác xã - Liên kết từ ý tưởng đến hành động
Năm 2022, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể, cùng với các khu vực kinh tế khác, khu vực hợp tác xã đã thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động với mức thu nhập ngày càng tăng.
Kiên Giang: Phát triển nghề nuôi hải sản an toàn và hiệu quả
Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu nuôi 3.890 cá lồng bè với sản lượng 3.535 tấn; nuôi nhuyễn thể 23.950ha, sản lượng 74.465 tấn các loại hến biển, sò huyết, vẹm xanh, nghêu lụa; nuôi ngọc trai 100ha...
Cả nước có 19.667 trang trại nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao
Theo Bộ NN&PTNT, đến nay cả nước có 19.667 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNN PTNT cho hiệu quả kinh tế cao. Trong số các trang trại nông nghiệp, trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,8%, trồng trọt 22%.
Bạc Liêu: Quyết tâm trở thành 'thủ phủ' ngành công nghiệp tôm của cả nước
Bạc Liêu đặt ra quyết tâm trở thành “thủ phủ” ngành công nghiệp tôm của cả nước. Đến nay, tỉnh đã hoàn thiện giai đoạn 1, chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2.
Bình luận