Hệ thống cảng cá chưa được đầu tư đúng mức

Cho đến nay, tổng số cảng cá đang hoạt động tại Việt Nam chưa đáp ứng được quy hoạch và nhu cầu bốc dỡ hàng hóa của các tàu thuyền.

untitled-104741_599.jpeg

Cảng cá Tam Quan (xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) vẫn chưa được đầu tư đúng mức.

Qua quá trình thực thi Luật Thủy sản 2017 cũng như thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), ngoài là nơi để bốc dỡ hàng hóa, cảng cá còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác nhận, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác.

Theo ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT), những năm vừa qua, hệ thống cảng cá và các khu neo đậu tránh trú bão của Việt Nam đã được quy hoạch theo Quyết định 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến cuối năm 2015, đã có tổng số 125 cảng cá và 146 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được quy hoạch.

Cho đến nay, Việt Nam đã đầu tư xây dựng thêm 90 cảng cá tuy nhiên mới có 65 cảng cá được đưa vào hoạt động, trong đó chỉ 49 cảng được công nhận và chỉ định đủ điều kiện có hệ thống xác nhận nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác để xuất khẩu đi các nước trên thế giới.

“Như vậy, cho đến nay tổng số cảng cá đang hoạt động tại Việt Nam chưa đáp ứng được quy hoạch và nhu cầu bốc dỡ hàng hóa của các tàu thuyền”, ông Nguyễn Văn Trung nhận định.

Bình Định là một trong những tỉnh có ngành khai thác thủy sản lớn mạnh nhất cả nước với hơn 600 tàu cá, trong đó có 234 tàu cá khai thác xa bờ. Trong thời gian qua, các cảng cá trên địa bàn tỉnh đã được nâng cấp và đầu tư tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ các điều kiện để có thể giám sát sản lượng, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc thủy sản.


Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, cảng cá Tam Quan là một bất cập lớn trong hệ thống cảng cá tại địa phương.

“Mặc dù có lực lượng đội tàu câu cá ngừ đại dương rất lớn, khoảng 2.400 tàu thường xuyên cập cảng, hàng năm khai thác khoảng hơn 10.000 tấn thế nhưng cảng Tam Quan vẫn chưa được đầu tư đúng mức, dẫn đến chưa đáp ứng được việc xác nhận, truy xuất nguồn gốc thủy sản. Bà con ngư dân muốn thực hiện xác nhận nguồn gốc thủy sản sẽ phải tới những cảng cá khác trên địa bàn tỉnh Bình Định hoặc các tỉnh khác”, ông Trần Văn Phúc nêu vấn đề.

Theo đó, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết địa phương này đã và đang đầu tư để nâng cấp cảng cá Tam Quan, phấn đấu đến cuối năm 2021 sẽ đạt cảng cá loại 2, có thể xác nhận nguồn gốc thủy sản và sang năm 2022 sẽ đạt cảng cá loại 1.

“Đây là sự đầu tư cần thiết đối với ngành khai thác thủy sản của Bình Định”, ông Trần Văn Phúc nhấn mạnh.

Ngoài ra, đại diện Sở NN-PTNT cho biết hiện nay có tình trạng mất kết nối các thiết bị giám sát hành trình của các tàu đánh bắt xa bờ, qua đó gây khó khăn cho việc xác định, truy xuất nguồn gốc thủy sản theo nhật kí khai thác. Từ đó, ông Trần Văn Phúc đề xuất Tổng cục Thủy sản rà soát, kiểm tra hệ thống giám sát cũng như thiết bị đảm bảo hoạt động thông suốt.

Bên cạnh đó, ông Trần Văn Phúc cũng đề nghị Bộ NN-PTNT và các bộ, ngành trung ương tiếp tục đầu tư cho hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tại Bình Định nói riêng cũng như các tỉnh ven biển nói chung.

 

Bình luận

HTX kiểu mới ở Sơn La: Hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Cùng với đổi mới tư duy từ chính những người nông dân, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Sơn La đã và đang phát huy hiệu quả, không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Dự án VnSAT tiếp sức các hợp tác xã đi vào hoạt động chiều sâu

Dự án VnSAT góp phần thay đổi tư duy quản lý của lãnh đạo các HTX, từ đây nhiều ý tưởng kinh doanh mới ra đời, đưa hoạt động HTX đi vào chiều sâu.

Khoảng 277 trang trại ở Hà Nội liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 277 trang trại liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Việc phát triển kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý...

Sơn La: Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm trái cây xuất khẩu

Ngày 2/4, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với UBND thành phố Sơn La tổ chức Lễ phát động phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2022.

Thái Bình đầu tư hơn 32 tỷ đồng để nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, hơn 32 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới tại tỉnh Thái Bình trong thời gian từ nay đến năm 2025.

Bước chuyển tích cực bắt nhịp thị trường

Nhằm thích ứng và phát triển trong năm 2022, không ít hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch rõ ràng, tạo đà phát triển linh hoạt trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để có thể bật dậy mạnh mẽ sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Kinh tế hợp tác xã - Liên kết từ ý tưởng đến hành động

Năm 2022, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể, cùng với các khu vực kinh tế khác, khu vực hợp tác xã đã thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động với mức thu nhập ngày càng tăng.

Kiên Giang: Phát triển nghề nuôi hải sản an toàn và hiệu quả

Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu nuôi 3.890 cá lồng bè với sản lượng 3.535 tấn; nuôi nhuyễn thể 23.950ha, sản lượng 74.465 tấn các loại hến biển, sò huyết, vẹm xanh, nghêu lụa; nuôi ngọc trai 100ha...

Cả nước có 19.667 trang trại nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay cả nước có 19.667 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNN PTNT cho hiệu quả kinh tế cao. Trong số các trang trại nông nghiệp, trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,8%, trồng trọt 22%.

Bạc Liêu: Quyết tâm trở thành 'thủ phủ' ngành công nghiệp tôm của cả nước

Bạc Liêu đặt ra quyết tâm trở thành “thủ phủ” ngành công nghiệp tôm của cả nước. Đến nay, tỉnh đã hoàn thiện giai đoạn 1, chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2.