HTX Ngọc Lan: Mô hình trồng cây ăn quả đạt chuẩn xuất khẩu có tiềm năng lớn

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Ngọc Lan, tỉnh Sơn La, mô hình trồng cây ăn quả xuất khẩu hiện có nhiều cơ hội phát triển nếu được đầu tư tốt.

Hiện nay, Sơn La được xem là tỉnh có nhiều Hợp tác xã nông nghiệp phát triển mạnh, trở thành mô hình sản xuất tiêu biểu ở các địa phương khi kết hợp vận dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và áp dụng mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn sạch để xuất khẩu.

Một trong những đơn vị nổi bật hiện nay trong lĩnh vực trồng cây ăn quả chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là Hợp tác xã Ngọc Lan do anh Nguyễn Ngọc Dũng phụ trách.

screen-shot-2021-12-22-at-145855-15204717.png

(Ảnh minh họa)

Tiềm năng lớn để phát triển trái cây sạch đạt chuẩn xuất khẩu

Trong Hội thảo “Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn vùng Tây Bắc - Tiềm năng, thách thức và giải pháp”, anh Dũng đã có những chia sẻ tâm huyết về mô hình sản xuất điển hình mà mình đã áp dụng thành công, đưa HTX Ngọc Lan phát triển lên một nấc thang mới với những thành quả nhất định.

HTX Ngọc Lan đầu tư xây dựng ở bản Noong Xôm, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, được thành lập tháng 5 năm 2010, trên cơ sở tự nguyện sáng lập, cùng góp vốn để hợp tác sản xuất kinh doanh, trên tinh thần cùng có lợi, hoạt động theo Luật HTX và điều lệ HTX Ngọc Lan.

Hiện HTX Ngọc Lan có 52 thành viên, vốn điều lệ 1,8 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay tổng diện tích trồng cây ăn quả của HTX Ngọc Lan là 100 ha. Gồm: Xoài 60 ha (trong đó có 7,5 ha sản xuất đạt chuẩn VIETGAP), sản lượng năm 2018 đạt 700 tấn; Bưởi da xanh 20 ha, (trong đó có 6,3 ha sản xuất đạt chuẩn VIETGAP), năng suất năm 2018 ước đạt 80 tấn; Nhãn 20 ha, năng suất ước đạt 300 tấn.

screen-shot-2021-12-22-at-150025-15091442.png

(Ảnh minh họa)

Năm 2018 tổng doanh thu bán hàng và các dịch vụ ước đạt 17 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế và các chi phí đầu vào còn khoảng 10 tỷ đồng; Dự kiến thu nhập bình quân tháng của các thành viên đạt khoảng 100 triệu đồng/năm từ nguồn thu nhập trồng cây ăn quả.

Sản phẩm cho thu nhập cao nhất là vườn xoài ghép cải tạo (500-600 triệu đồng/ha). Tháng 6-7 năm 2018 vừa qua HTX đã ủy thác xuất khẩu được 100,750 tấn xoài sang thị trường Trung Quốc và thị trường Úc (trong đó: 93,750 tấn xuất khẩu sang Trung Quốc và 7,0 tấn xuất khẩu sang thị trường Úc).

Dự kiến 5 tháng cuối năm HTX Ngọc Lan sẽ ủy quyền xuất khẩu khoảng 20 tấn nhãn tươi và 40 tấn bưởi da xanh sang thị trường Trung Quốc.

Ông Dũng chia sẻ rằng, qua thực tiễn của HTX Ngọc Lan, ông nhận thấy vùng Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng đang có những tiềm năng, cơ hội trong sản xuất cây ăn trái chất lượng cao như đất đai, khí hậu, các dân tộc đoàn kết, hợp tác, tương trợ nhau cùng phát triển và được sự hỗ trợ, khuyến khích của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Sơn La.

Tuy nhiên, bản thân ông cũng trăn trở rằng, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, trong trồng trọt cây ăn trái nói riêng luôn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, rủi ro, như thời tiết mưa, bão hoặc nắng hạn, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, thị trường tiêu thụ… thiếu ổn định, dẫn đến thu nhập của HTX và của thành viên chưa cao.

screen-shot-2021-12-22-at-151851-15194456.png

(Ảnh minh họa)

Những khó khăn cần tháo gỡ

Để tạo điều kiện cho HTX nói riêng và các HTX trồng cây ăn quả, bà con nông dân nói chung trên địa bàn tỉnh Sơn La hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững,  HTX vẫn có những khó khăn cần tháo gỡ hoặc hỗ trợ, giúp đỡ. 

Khi được hỏi về những khó khăn mà các Hợp tác xã đang gặp phải, ông Dũng mạnh dạn đề xuất kiến nghị: Mong tỉnh sớm ban hành các qui định cụ thể về quản lý thị trường các sản phẩm, dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phân bón và giống cây trồng đảm bảo chất lượng;

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát chính quyền địa phương cấp xã quan tâm thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt đề án phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX kiểu mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020.

Trong đó có chính sách hỗ trợ HTX nông nghiệp tiếp cận đất đai để phục vụ SXKD nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh kết nối thị trương, đảm bảo chất lượng vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân.

Ngoài những khó khăn nêu trên thì theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, hiện nay cũng có những cơ hội phát triển được đánh giá là khả quan nếu phát huy được nội lực bản thân hợp tác xã và sự hỗ trợ của các cấp ban ngành. Ví dụ như nhiều thành viên đang tiếp tục đăng ký chuyển đổi từ sử dụng phân vô cơ sang phân bón hữu cơ cho diện tích cây ăn quả còn lại.

Đây là tín hiệu mừng, cho thấy người dân đã bắt đầu thay đổi tư duy canh tác, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp xanh, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của chính người trồng và người tiêu dùng.

Trước mắt, những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm đang được các ngành chức năng và chính quyền địa phương hỗ trợ, tháo gỡ thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, tuyên truyền người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

Việc thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp mà các thành viên HTX Ngọc Lan đang thực hiện là giải pháp tối ưu nhất, đáp ứng nhu cầu khi người tiêu dùng đang hướng tới các sản phẩm sạch, chất lượng cao, thân thiện với môi trường, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, ổn định đời sống của các thành viên trong Hợp tác xã.

Có thể nói, Hợp tác xã Ngọc Lan là một trong những đơn vị có tiềm năng phát triển lớn, có cơ hội mang trái cây Việt đạt chuẩn để xuất khẩu, nếu được quan tâm và hỗ trợ đúng mức thì tiềm năng này còn có thể phát triển tốt hơn trong tương lai.



 

Nguồn: Theo VTC News

Bình luận

HTX kiểu mới ở Sơn La: Hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Cùng với đổi mới tư duy từ chính những người nông dân, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Sơn La đã và đang phát huy hiệu quả, không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Dự án VnSAT tiếp sức các hợp tác xã đi vào hoạt động chiều sâu

Dự án VnSAT góp phần thay đổi tư duy quản lý của lãnh đạo các HTX, từ đây nhiều ý tưởng kinh doanh mới ra đời, đưa hoạt động HTX đi vào chiều sâu.

Khoảng 277 trang trại ở Hà Nội liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 277 trang trại liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Việc phát triển kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý...

Sơn La: Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm trái cây xuất khẩu

Ngày 2/4, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với UBND thành phố Sơn La tổ chức Lễ phát động phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2022.

Thái Bình đầu tư hơn 32 tỷ đồng để nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, hơn 32 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới tại tỉnh Thái Bình trong thời gian từ nay đến năm 2025.

Bước chuyển tích cực bắt nhịp thị trường

Nhằm thích ứng và phát triển trong năm 2022, không ít hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch rõ ràng, tạo đà phát triển linh hoạt trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để có thể bật dậy mạnh mẽ sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Kinh tế hợp tác xã - Liên kết từ ý tưởng đến hành động

Năm 2022, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể, cùng với các khu vực kinh tế khác, khu vực hợp tác xã đã thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động với mức thu nhập ngày càng tăng.

Kiên Giang: Phát triển nghề nuôi hải sản an toàn và hiệu quả

Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu nuôi 3.890 cá lồng bè với sản lượng 3.535 tấn; nuôi nhuyễn thể 23.950ha, sản lượng 74.465 tấn các loại hến biển, sò huyết, vẹm xanh, nghêu lụa; nuôi ngọc trai 100ha...

Cả nước có 19.667 trang trại nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay cả nước có 19.667 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNN PTNT cho hiệu quả kinh tế cao. Trong số các trang trại nông nghiệp, trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,8%, trồng trọt 22%.

Bạc Liêu: Quyết tâm trở thành 'thủ phủ' ngành công nghiệp tôm của cả nước

Bạc Liêu đặt ra quyết tâm trở thành “thủ phủ” ngành công nghiệp tôm của cả nước. Đến nay, tỉnh đã hoàn thiện giai đoạn 1, chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2.