Huyện Bình Chánh: Khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị

Những năm qua, huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao đời sống người dân, trong đó có chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị theo Nghị quyết 10/2017 của HĐND thành phố.

ình Chánh là một trong những huyện của TP.HCM đã triển khai có hiệu quả chính sách này.

Khá giả nhờ chính sách hỗ trợ lãi vay

 Theo ông Lê Hữu Thiện - Giám đốc HTX Hoa mai vàng Bình Lợi (Bình Chánh), nhờ chính sách hỗ trợ cho vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng của thành phố, thành viên HTX được vay 500 triệu -2 tỷ đồng. 

"Thành phố hỗ trợ 80% lãi suất. Cộng với thời gian hỗ trợ dài, thành viên HTX đầu tư cây mai khá hiệu quả kinh tế. Chính sách hỗ trợ vốn cho người dân, doang nghiệp, HTX đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của thành phố thật sự là chính sách mang lại hiệu quả cao và thiết thực" - ông Thiện nói.

1-2022-04-06t090014219-16492375552041374991655.jpg

Ông Vương Đình Tứ (Bình Chánh) thu hoạch bưởi da xanh. Ảnh: Trần Đáng

Mới đây, huyện Bình Chánh đã được Trung ương công nhận là huyện nông thôn mới. Diện mạo nông thôn Bình Chánh ngày nay thực sự đổi thay toàn diện, kết cấu hạ tầng nông thôn được tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang…
Cũng theo ông Thiện, sau 3 năm trồng, 1ha mai vàng cho doanh thu khoảng 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, nông dân thu được khoảng 500 triệu đồng tiền lãi.

Tương tự, anh Nguyễn Hữu Đệ (xã Qui Đức, huyện Bình Chánh) được Hội Nông dân xã giới thiệu vay 1,2 tỷ đồng. Nhờ nguồn vốn này, anh Đệ đã mở rộng hơn 2.000m2 đất trồng hoa lan Mokara. 

Hiện, anh Đệ có thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng. "Không chỉ có gia đình tôi, trên địa bàn xã cũng có nhiều hộ được vay vốn hỗ trợ lãi vay của thành phố. Nhờ đồng vốn này, hầu hết những hộ vay đều phát triển kinh tế tốt" - anh Đệ chia sẻ.

Theo chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, ngân sách TP.HCM hỗ trợ 100% lãi suất, với: Đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn, sản xuất giống; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp tốt. 

Thời gian hỗ trợ lãi vay không quá 5 năm/dự án. Hỗ trợ 60-80% lãi suất đối với: Đầu tư mua giống, vật tư, nhiên liệu, thức ăn chăn nuôi, trả công cho người lao động sản xuất, ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề nông thôn. Thời hạn hỗ trợ lãi vay không quá 36 tháng/dự án.

Động lực tăng thu nhập

Việc triển khai chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trong thời gian qua tạo động lực giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bình Chánh thực hiện chuyển dịch đất kém hiệu quả, giá trị thấp. Chủ yếu là đất trồng lúa sang các mô hình sản xuất nông nghiệp đem lại thu nhập cao và ổn định, như: Hoa mai vàng, bưởi da xanh, rau an toàn, hoa lan, nuôi cá cảnh, dưa lưới...

Giai đoạn 2017-2021, UBND huyện Bình Chánh đã phê duyệt hỗ trợ cho 137 lượt hộ, doang nghiệp vay với tổng số vốn hơn 167 tỷ đồng. Lũy tiến giai đoạn 2011-2021, UBND huyện Bình Chánh phê duyệt, hỗ trợ cho 1.038 lượt hộ dân, doanh nghiệp vay với tổng số vốn hơn 936 tỷ đồng.

Nhờ đó, trong năm 2020, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện đạt hơn 1.144 tỷ đồng. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 của huyện đạt 69,5 triệu đồng.

Ông Mai Ngươn Khánh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bình Chánh cho biết, Hội Nông dân huyện đang khảo sát tình hình vốn vay của nông dân để tiếp tục đầu tư vốn vay, có lãi suất ưu đãi… phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. 

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.