Khâm phục nông dân Quảng Ninh từ cảnh "cơm độn sắn" vươn lên thành nông dân xuất sắc

Nhiều nông dân trên địa bàn huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư trang trại thu nhập cao, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Thoát cảnh "cơm độn sắn" vươn lên thành nông dân Việt Nam xuất sắc
Trò chuyện với PV Dân Việt, ông Phạm Văn Tam (SN 1976, ở thôn Hà Thiệp, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) cho biết: "Tôi sinh ra trong gia đình nghèo khó, cuộc sống từ nhỏ vô cùng vất vả. Thời ấy, ăn cơm độn sắn mà cũng chẳng có cơm đâu, chỉ thấy toàn sắn. Trải qua những khó khăn đó, tôi tâm niệm trong đầu phải cố gắng làm để có cuộc sống ấm no hơn".

Theo ông Phạm Văn Tam, ông lập gia đình năm 25 tuổi, lúc đó hai vợ chồng không có tiền trong tay, đất đai cũng chẳng màu mỡ gì, nhìn đâu cũng thấy cát trắng.

nong-dan-1-1641115013215102425667.png

Ông Phạm Văn Tam bên trang trại rộng 15ha mà ông đã xây dựng 20 năm qua. (Ảnh: Trần Anh)

Sau nhiều đêm nằm trằn trọc suy nghĩ, ông Tam bàn với bà Lê Thị Hạnh (SN 1973, vợ ông Tam) lên chính quyền xã xin khai hoang đồi cát trắng cách nhà 5km để trồng rau, nuôi gà.

"Khoảng năm 2000, vợ chồng tôi xin khai hoang 15ha đồi cát cách nhà 5km. Để ra đồi cát đó chưa có con đường mòn nào, điện cũng không. Hai vợ chồng phải thắp đèn dầu, mò mẫm đi bộ ra bắt tay xây dựng trang trại", ông Tam nói.

Một thời gian sau, trang trại của ông Tam dần hình thành trên cát trắng. Năm 2012, ông Tam tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ chương trình cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Ninh và vay được 50 triệu đồng.

Có vốn trong tay, ông Tam đầu tư nuôi lợn, gà, vịt và được chính quyền địa phương thẩm định, cấp giấy công nhận mô hình đạt tiêu chuẩn trang trại.

Sau nhiều năm cần mẫn chăn nuôi, hiện trang trại của ông Tam đang nuôi 40.000 gà thịt, 1.000 vịt đẻ trứng, 60 lợn nái, 1.200 lợn thịt cùng hơn 2 ha diện tích thủy sản.

nong-dan-2-1641115013362364775818.png

Ông Phạm Văn Tam đang nuôi hơn 40.000 con gà thịt với quy trình khép kín. (Ảnh: Trần Anh)

Bên cạnh đó, gia đình ông còn sản xuất theo mùa vụ, lấy ngắn nuôi dài như trồng xen cây ăn quả và các loại hoa màu, cùng một số cây công nghiệp như keo, tràm... nhằm tăng thêm nguồn thu.

Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, trang trại chăn nuôi tổng hợp của ông Tam cho lãi gần 1,3 tỷ đồng. Vừa qua, ông Phạm Văn Tam vinh dự được Hội đồng chung khảo Trung ương bình chọn là 1 trong 63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021".

Đầu tư chăn nuôi lợn theo hướng công nghệ cao nhờ vốn vay ưu đãi
 
Tương tự ông Tam, ông Ngô Hải Trường (SN 1971, ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) cũng tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư chăn nuôi, làm giàu trên mảnh đất quê hương. 

Trò chuyện với PV Dân Việt, ông Ngô Hải Trường cho biết: "Là con nhà nông, nên từ nhỏ tôi rất thích trồng cây và chăn nuôi lợn. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi hưởng ứng Chương trình "phủ xanh đất trống vùng đồi trọc" của Nhà nước và cùng bố vào vùng đồi Áng Sơn, xã Vạn Ninh để khai hoang lập nghiệp".

Sau đó, ông Trường nhận 13 ha đất đồi để phát triển kinh tế theo hướng trang trại tổng hợp. Năm 1997, ông trồng 3 ha bạch đàn, 8 ha tràm và làm chuồng trại chăn nuôi lợn, gồm: 2 con lợn nái, 15 con lợn thịt.

nong-dan-3-16411151911222033259129.jpeg

Ông Ngô Hải Trường bên chuồng trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghệ cao. (Ảnh: Trần Anh)

Năm 2011, ông Trường tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ chương trình cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Ninh và vay được 50 triệu đồng rồi đầu tư xây dựng thêm chuồng trại, mở rộng chăn nuôi lợn.

Đến năm 2016, ông Trường tiếp tục xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín với đèn sưởi, máng ăn tự động, hệ thống mái áp chống nóng, hệ thống quạt làm mát,… để chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.

Ông Trường cho hay: "Từ khi đầu tư công nghệ vào chăn nuôi lợn, tôi giảm công lao động, giảm chi phí, lợn ít bị bệnh và năng suất cùng chất lượng được nâng cao".  

nong-dan-4-16411151912862091656373.jpeg

Tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ông Ngô Hải Trường đã đầu tư công nghệ hiện đại vào chăn nuôi. (Ảnh: Trần Anh)

Đến nay, hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn của ông Ngô Hải Trường đã được đồng bộ hóa công nghệ, hiện ông chăn nuôi lợn nái và nái hậu khoảng 100 con, 450-500 lợn thịt/lứa. Từ việc chăn nuôi lợn, ông Trường thu lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.

Nguồn vốn vay ưu đãi từ các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội không chỉ giúp hội viên, nông dân trong tỉnh Quảng Bình giảm nghèo, từng bước vươn lên khá giả mà còn giúp cho cán bộ Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình sâu sát hơn với tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Hoạt động ủy thác cho vay vốn ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội cũng giúp Hội Nông dân thu hút thêm hội viên, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua...

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.